Khó khăn, hạn chế đối với việc gây trồng và phát triển có hiệu quả Tông dù ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 50)

4. Đất chưa sử dụng và sông suối, nú

3.3.2. Khó khăn, hạn chế đối với việc gây trồng và phát triển có hiệu quả Tông dù ở khu vực nghiên cứu

quả Tông dù ở khu vực nghiên cứu

- Địa hình của xã dốc, bị chia cắt mạnh, diện tích đất trống còn nhiều. Diện tích đất nông nghiệp ít, ruộng lúa chủ yếu trồng một vụ, đa số các hộ trồng lúa không đủ gạo ăn trong năm. Diện tích đất vườn tạp chưa được sử dụng có hiệu quả, chưa xác định được loài cây trồng chủ đạo, dẫn đến áp lực về tài nguyên rừng là rất lớn.

- Xã có nguồn lao động dồi dào nhưng nhưng nói chung trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, hạn chế cho ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Từ thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của xã cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn tới nhu cầu đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, áp lực đối với đất đai ngày càng tăng được thể hiện trên các mặt sau:

Cuộc sống của người dân ở đây chủ yếu gắn bó với rừng, nguồn thu chủ yếu của họ là từ rừng và sản xuất nương rẫy. Sản xuất lâm nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào khai thác rừng (gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ). Vấn đề chọn cây trồng rừng để vừa có giá trị kinh tế cao, vừa sớm được thu hoạch, vừa có tác dụng phòng hộ tốt v.v… thì người dân vẫn còn nhiều lúng túng.

Nhìn chung, áp lực đối với đất đai của xã trong thời kỳ quy hoạch là rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất đang sử dụng mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Vì vậy cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời đầu tư cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Chương 4

kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Đặc điểm sinh lý – sinh thái loài Tông dù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)