b. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây Tông dù tự nhiên và rừng trồng.
3.1.4. Khí hậu thủy văn
Khí hậu thủy văn là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác một cách hợp lý, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách tỉ mỉ, chính xác điều kiện khí hậu thủy văn địa phương, nắm vững quy luật tác động qua lại của điều kiện khí hậu thủy văn với đối tượng và quá trình sản xuất. Xây dựng và thực hiện được những biện pháp kỹ thuật cần thiết, vừa đảm bảo đạt kết quả cao trong sản xuất, vừa duy trì, cải thiện được tiềm năng của điều kiện khí hậu thủy văn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nền sản xuất hiện nay.
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa ẩm, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô lạnh, ít mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu cơ bản của khu vực nghiên cứu Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) Lượng bốc hơi (mm) 1 15,37 17,88 81 64,52 2 16,2 23,35 81,25 62,22 3 20,03 47,43 85,25 64,22 4 23,13 175,4 83,5 73,7 5 26,5 206,21 82,25 85,02 6 27,53 261,34 85 74,1 7 27,97 340,93 87,5 62,45 8 27,28 351,14 86,5 63,85 9 25,73 223,56 84,75 71,95 10 23,98 60,55 85 64,37 11 19,48 40,05 80,5 68,12 12 16,3 18,24 80 67,1 BQN 22,46 1766,08 83,54 821,62 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 3 5 7 9 11 Tháng Nhiệt độ Lượng mưa
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ Gaussen - Walter
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ là điều kiện cần thiết để thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hoá ở thực vật, cũng như rất quan trọng đối với sự sinh tồn và
phát triển của động vật. Mỗi phản ứng sinh lý, sinh hoá chỉ xảy ra ở một giới hạn nhất định của nhiệt độ. Nhiệt độ phản ánh khả năng cung cấp năng lượng nhiệt của môi trường cho việc thực hiện các hoạt động sống. Khi nhiệt độ tăng lên, tốc độ các quá trình sinh lý cũng tăng lên, theo quy luật chung là 2 đến 3 lần/100C. Dựa vào quy luật thay đổi nhiệt độ theo thời gian, không gian là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá tác động của nhiệt độ với sinh vật.
Kết quả quan trắc cho thấy nhiệt độ trung bình năm 22,460C, tháng nóng nhất là tháng 7 (27,970C), tháng lạnh nhất là tháng 1 (15,370C), nhiệt độ tối cao là 39,50C, tối thấp là 00C, biên độ nhiệt không khí trung bình 7,150C. Mùa nóng trùng với mùa mưa, mùa lạnh trùng với mùa khô. Như vậy biến thiên giữa nhiệt độ bình quân năm với nhiệt độ bình quân tháng cao nhất và thấp nhất là không lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bình thường của hệ thực vật ở đây.
- Chế độ mưa: Nước là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng bậc nhất với thực vật. Nó là nguyên liệu cơ bản của phản ứng quang hợp, là thành phần của chất nguyên sinh, là môi trường để thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hoá trong cơ thể thực vật. Khi hàm lượng nước trong tế bào giảm đến một lượng nhất định thì cân bằng nước bị phá vỡ, tính chất của chất nguyên sinh thay đổi, cường độ và chiều hướng các phản ứng sinh lý, sinh hoá bị rối loạn, thực vật có thể bị hại hoặc chết. Nhờ nước mà thực vật có thể hút được chất khoáng trong đất, vận chuyển dinh dưỡng trong cây.
Nghiên cứu và thoả mãn yêu cầu về nước cho thực vật có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao năng suất cây trồng.
Thoát hơi nước rất quan trọng trong đời sống thực vật, trong đó điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đáng kể đến thoát hơi nước của cây. Trong thực tế có thể xem nhu cầu nước của thực vật bằng lượng nước cần thiết cho thoát hơi. Từ số liệu quan trắc cho thấy lượng mưa bình quân năm đạt 1766,08 mm/năm. Mùa mưa tập trung vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, mưa nhiều nhất là
tháng 8 (351,14 mm), trung bình có 139 ngày mưa một năm. Mùa khô gồm các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12, mưa ít nhất là vào tháng 1 (17,88 mm).
Lượng bốc hơi hàng năm đạt 821,62 mm/năm. Bảng thống kê tổng lượng mưa và tổng lượng bốc hơi ở những tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa:
Bảng 3.2: Tổng lượng mưa và tổng lượng bốc hơi ở những tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa
Tháng Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng Lượng mưa 17,88 23,35 47,43 60,55 40,05 18,24 207,5 Lượng bốc hơi 64,52 62,22 64,22 64,37 68,12 67,1 390,55
Ta thấy từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau có tổng lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, cho thấy những tháng này rất khô hạn và thiếu nước. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác nông, lâm, ngư nghiệp, do vậy cần có các giải pháp kỹ thuật tích cực để cung cấp đủ nước cho chăn nuôi, trồng trọt.
Từ tháng 4 đến tháng 9 có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi sẽ đảm bảo tốt hơn cho việc canh tác nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên lượng nước mất đi ở mỗi địa phương không chỉ do lượng nước bốc hơi mà còn do dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm. Vì vậy đối với từng địa bàn cụ thể trong tỉnh, lượng nước giữ lại cung cấp cho thực vật cũng khác nhau. Nghĩa là mức đảm bảo nước cho thực vật là khác nhau.
Chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng: X X : S,A,D
Trong đó:
S : là số tháng khô (tháng có lượng mưa =< 2 lần nhiệt độ trung bình tháng)
A: là số tháng hạn (tháng có lượng mưa =<1 lần nhiệt độ trung bình tháng)
D : là số tháng kiệt (tháng có lượng mưa từ 0 – 5 mm) Ta có : S = 4; A = 2; D = 0
Từ đó ta có: X : 4,2,0
Nhìn vào chỉ số X có thể biết ngay tại khu vực nghiên cứu có 4 tháng khô, 2 tháng hạn và không có tháng kiệt.
Độ ẩm không khí: Trung bình đạt 83,54%, tháng cao nhất là tháng 7 (87,5%), thấp nhất là tháng 12 (80%). Như vậy, độ ẩm ở mức tương đối cao thuận lợi cho sự phát triển của thực vật, bên cạnh đó cần chủ động phòng tránh những sâu bệnh hại ở những tháng có độ ẩm cao đồng thời có biện pháp hạn chế khô héo cho cây mới trồng ở các tháng có độ ẩm thấp.
- Chế độ gió: Xã Cư Lễ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam hoạt động từ tháng 4 tới tháng 9. Hàng năm xuất hiện 40- 45 ngày có sương mù. Đặc biệt vào tháng 12 và tháng 1, trong khu vực còn có xuất hiện sương muối, ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng, đặc biệt là cây con.
- Thủy văn: Khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực sông Bằng Giang được khởi nguồn từ Đèo Gió chạy sang Lạng Sơn hợp với lưu vực sông Bình Gia – Lạng Sơn. Ngoài ra còn nhiều khe, suối nhỏ từ trên núi chảy qua các thung lũng và một hệ thống kênh mương nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Đặc điểm sông suối ở đây có độ chênh dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, khe lạch nhỏ, lưu lượng nước không lớn, khó cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Về mùa mưa, do lượng mưa thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 kết hợp với việc rừng đã bị chặt phá nhiều và sông suối có độ chênh dòng chảy lớn, dẫn đến thường xuyên xảy ra những trận lũ lớn phá hủy
các công trình thủy lợi, mùa màng, xói mòn đất và làm ách tắc giao thông. Về mùa khô, lượng mưa thấp, nguồn nước ngầm kạn kiệt nên thường thiếu nước cho sản xuất.
Tóm lại, khu vực nghiên cứu có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, không đều trong năm, mưa tập trung vào một vài tháng với cường độ cao rất dễ gây ra xói mòn đất, ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thực vật rừng, tới sản xuất, cũng như sinh hoạt của người dân. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những tác hại này? Đó chính là phục hồi và phát triển rừng.