Kiểm tra độ chính xác của phân chia ĐKLĐ thông qua các mô hình rừng trồng Tông dù tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 81 - 82)

- Mỡ và lipit (chất giống mỡ): chứa trong cây thực hiện hàng loạt các chức năng quan trọng trong lớp màng trên bề mặt của tế bào cấu tạo từ mỡ và

4.3.4. Kiểm tra độ chính xác của phân chia ĐKLĐ thông qua các mô hình rừng trồng Tông dù tại địa phương

hình rừng trồng Tông dù tại địa phương

Để kiểm tra tính chính xác khi sử dụng phương trình (4.9) và bảng 4.14 để phân chia ĐKLĐ. Thông qua các mô hình rừng trồng Tông dù trên địa bàn xã Cư Lễ, chúng tôi đã lập 10 OTC rừng trồng Tông dù thuần loài 3 đến 4 tuổi có cùng mật độ trồng là 2000 cây/ha. Trên các OTC, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng; điều tra phân tích 8 chỉ tiêu quan trọng của đất có tương quan chặt với tích số ∆Hvn.∆D1.3. Từ đó so sánh cấp ĐKLĐ tính toán theo phương trình (4.9) với cấp ĐKLĐ thực tế điều tra tại các OTC. Kết quả thu được ở bảng 4.15.

Bảng 4.15: Kết quả kiểm nghiệm phân chia ĐKLĐ TT

OTC

Trị số tính toán theo phương trình 4.9 Trị số thực tế X1 X2 X22 X3 Y (lý thuyết) Cấp ĐKLĐ ∆Hvn ∆D1.3 ∆Hvn.∆D1.3 (thực tế) Cấp ĐKLĐ 1 41,24 0,2 0,04 0,136 5,32 S1 2,12 2,53 5,36 S1 2 40,59 0,2 0,04 0,063 3,99 S1 1,85 2,19 4,05 S1 3 28,75 0,1 0,01 0,045 3,88 S1 1,78 2,20 3,92 S1 4 11,92 0,2 0,04 0,070 3,76 S1 2,01 2,35 4,72 S1 5 5,77 0,3 0,09 0,059 3,18 S2 1,60 1,97 3,15 S2 6 0,85 0,3 0,09 0,036 2,70 S3 1,46 1,79 2,61 S3 7 0,43 0,4 0,16 0,035 2,46 S3 1,39 1,73 2,40 S3 8 0,32 0,4 0,16 0,036 2,47 S3 1,32 1,63 2,15 S3 9 30,03 0,2 0,04 0,055 3,72 S1 1,75 2,12 3,71 S1 10 32,62 0,2 0,04 0,084 4,27 S1 2,00 2,42 4,84 S1 Trong đó: Y =∆Hvn.∆D1.3(lý thuyết) Nhận xét:

Kết quả bảng 4.15 cho thấy, việc tính toán phân chia ĐKLĐ theo mức độ thích hợp cho loài Tông dù là trùng khớp với thực tế. Một số OTC có giá trị Y (∆Hvn.∆D1.3) tính toán có sai khác so với giá trị ∆Hvn.∆D1.3 thực tế, điều này giải thích bởi các nguyên nhân sau:

Một là: do sự tác động của con người vào các mô hình rừng trồng, sự tác động ở đây đa số là tích cực (đa số các OTC có giá trị ∆Hvn.∆D1.3 thực tế lớn hơn giá trị∆Hvn.∆D1.3tính toán).

Hai là: do một số chỉ tiêu phân tích đất không có mặt trong phương trình (4.7) do không có tương quan chặt với giá trị ∆Hvn.∆D1.3, nhưng chúng ít nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng của Tông dù.

Tuy nhiên, sự sai khác của Y (∆Hvn.∆D1.3) tính toán so với giá trị

∆Hvn.∆D1.3 thực tế là hoàn toàn chấp nhận được, vì chúng không ảnh hưởng đến sự sắp xếp cấp ĐKLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)