- Mỡ và lipit (chất giống mỡ): chứa trong cây thực hiện hàng loạt các chức năng quan trọng trong lớp màng trên bề mặt của tế bào cấu tạo từ mỡ và
4.4.1. Chọn lập địa trồng Tông dù
- Căn cứ vào bảng 4.13 và quy trình bốn bước để xác định bốn cấp ĐKLĐ.
- Nên trồng tông dù ở ĐKLĐ: S1, S2.
- Có thể mở rộng trồng Tông dù ở ĐKLĐ: S3, tuy nhiên nên có biện pháp cải tạo đất cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài như bón phân, giảm độ tàn che.
- Không trồng Tông dù ở ĐKLĐ: N
- Quá trình thu thập số liệu, qua tìm hiểu nguyện vọng của một số người dân trên địa bàn xã cư Lễ, chúng tôi được biết có 8 hộ dân với 10 lô rừng đang có dự định trồng rừng Tông dù. Chúng tôi đã điều tra đất và lấy mẫu phân tích 8 chi tiêu đất quan trọng để tiến hành phân chia ĐKLĐ cho 10 lô rừng trên, nhằm mục đích đề xuất cho 8 hộ gia đình xem có nên quyết định trồng Tông dù trên các lô rừng đó không. Kết quả thu được ở bảng 4.17
Bảng 4.17: Đề xuất phân chia ĐKLĐ Tên chủ hộ TT Lô X1 X2 X22 X3 Y Cấp ĐKLĐ Lâm Thị Thu 1 2,616 0,5 0,25 0,035 2,32 S3 Hoàng Văn Đồ 2 3,916 0,2 0,04 0,045 3,21 S2 Hoàng Văn Bằng 3 40,610 0,4 0,16 0,069 3,57 S2 Nông Văn Huân 4 0,423 0,5 0,25 0,031 2,23 S3 5 128,325 0,3 0,09 0,055 4,63 S1 Sầm Văn Nhậy 6 18,660 0,2 0,04 0,081 4,04 S1 7 13,635 0,1 0,01 0,049 3,77 S1 Nông Văn Tiển 8 10,828 0,2 0,04 0,066 3,67 S1 Nông Văn Toán 9 0,138 0,7 0,49 0,023 1,93 N Hoàng Văn Phong 10 10,281 0,4 0,16 0,034 2,56 S3
Từ kết quả bảng 4.17, chúng tôi đề xuất như sau: lô rừng số 9 của ông Nông Văn Toán có ĐKLĐ không thích hợp với loài Tông dù do đó không trồng Tông dù mà nên chọn loài cây khác phù hợp hơn. Với các lô rừng số 1, 4 và 10 có thể tiếp tục trồng Tông dù nhưng nên có biện pháp cải tạo đất như bón thêm phân, giảm độ tàn che của lô rừng. Còn lại các lô rừng khác nên tiếp tục triển khai trồng Tông dù.