4. Đất chưa sử dụng và sông suối, nú
4.1.5. Hàm lượng diệp lục trong lá Tông dù
Cây xanh thực hiện quá trình quang hợp là nhờvào hệ sắc tốchứa trong lá. Trong hệ sắc tố, diệp lục (cholorophyll) là nhóm sắc tốquang hợp chính vì nó có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời và biến năng lượng hấp thụ ấy thành dạng năng lượng hoá học dự trữ trong cây dưới dạng các chất hữu cơ
giàu năng lượng, quyết định tới cường độ quang hợp và năng suất cây trồng. Chlorophyll là nhóm sắc tố tạo màu xanh lụcđặc trưng ởthực vật, trong đó có chlorophyll a (C55H72O5N4Mg) và chlorophyll b (C55H70O6N4Mg) chúng được phân biệt bởi một số chi tiết cấu tạo và cực đại hấp thụnăng lượng ánh sáng.
Tỷ lệ giữa các loại diệp lục còn thay đổi tuỳ theo nhóm cây, đặc điểm sinh thái v.v…chẳng hạn như lá cây chịu bóng mỏng hơn, lục lạp to hơn, ít hơn và chứa nhiều chlorophyll hơn so với lá cây ưa sáng. Sự thích nghi với
điều kiện chiếu sáng thể hiện không chỉ ở sự tăng hàm lượng chlorophyll tổng số mà còn thayđổi tỷlệ các sắc tốtrong lục lạp. Lá cây chịu bóng nhậnđược ánh sáng khuyếch tán giàu tia sáng sóng ngắn, nên chứa nhiều chlorophyll b.
Đa số cây chịu bóng có hàm lượng chlorophyll tổng số cao, tỷlệ chlorophyll a/b thấp (≤ 1,4), cây ưa sáng tỷ lệ chlorophyll a/b cao (5,5), cây trung tính có tỷlệ bình thường là 1,4 – 3,0.
Sau khi phân tích hàm lượng diệp lục của 20 mẫu, thu được kết quả ở bảng sau.
Bảng 4.2. Hàm lượng diệp lục trong lá của Tông dù Ca (mg/l) Cb (mg/l) Cab (mg/l) Ca (mg/g) Cb (mg/g) Cab (mg/g) Ca/Cb 2,927 1,705 4,629 0,878 0,511 1,389 1,754 Nhận xét:
Tỷ lệ giữa diệp lục a/b được đánh giá là khả năng chịu ánh sáng của thực vật. Theo Libbert (1976), ở thực vật thượng đẳng, diệp lục a làm nhiệm vụ quang hợp, diệp lục b làm nhiệm vụ góp năng lượng cho diệp lục a quang hợp. Do đó quang hợp mạnh hay yếu phụthuộc nhiều vào diệp lục a. Kết quả
nghiên cứu trong bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ diệp lục a/b của các cây Tông dù cũng ở mức trung bình. Với kết quả trên so với tiêu chuẩn cho phép thì trịsố
đó có thể đánh giá các cây Tông dù chịu đựng được mức cường độ ánh sáng trung bình. Từ kết quả này chúng ta có thể lựa chọn Tông dù để làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung.