Sức hút nước của tế bào và mô của Tông dù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 51 - 52)

4. Đất chưa sử dụng và sông suối, nú

4.1.3. Sức hút nước của tế bào và mô của Tông dù

Theo quan điểm sinh thái học, nước là tổ hợp lưu thông trong toàn hệ

thống sinh thái học và sự sống không thể tồn tại nếu thiếu nước. Trong cơ thể

thực vật, nước chiếm 60 – 85% khối lượng tươi, là thành phần cấu tạo nên protein và axit nucleic. Vì vậy, khi lượng nước trong tếbào giảm xuống, chức

năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Tuy nhiên, đối với sản xuất lâm nghiệp (địa bàn sản xuất chủ yếu là miền núi), vấn đề khó khăn nhất là nước tưới cho cây trồng, nhất là những tháng mùa khô, nguồn nước khan hiếm, khôngổnđịnhđã cản trở rất lớn trong việc đưa những loài cây sinh trưởng nhanh (hầu hết những loài sinh trưởng nhanh là những loài có nhu cầu nước rất lớn) vào trong khu vực này. Vì vậy, việc xác định nhu cầu nước của cây để từ đó xác định được vùng trồng phù hợp là việc làm hết sức cần thiết. Với Tông dù, khả năng hút nước của tế bào tính trung bình cho 15 mẫu phân tích là: S(atm) = 19,165,(bảng kết quả trình bày ở phần phụ lục).

Qua đây có thể đánh giá khả năng hút nước của tế bào và mô cây Tông dù ở mức khá. Như vậy, Tông dù hút nước trong đất tương đối tốt, thể hiện khả năng chống chịu của loài cây này trên các vùng sinh thái khác nhau.

Kết quả trên cũng cho thấy sức hút nước của Tông dù cao hơn rất nhiều so với sức hút nước của thực vật thuỷ sinh (cây ẩm sinh) như: Rong đuôi chó là 4,13atm, Bèo hoa dâu là 3,19atm. Nhưng sức hút nước của Tông dù lại nhỏ

hơn sức hút nước của các cây hạn sinh hay nhóm cây chịu hạn như Phi lao là 19,86atm, cây Sơn là 24,08atm. Trên cơ sở đó có thể rút ra nhận xét ban đầu là cây Tông dù thuộc nhóm cây trung sinh, nhóm cây này sống ở những vùng

đất cóđộ ẩm vừa phải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)