Phân chia ĐKLĐ theo mức độ thích hợp cho loài Tông dù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 76 - 78)

- Mỡ và lipit (chất giống mỡ): chứa trong cây thực hiện hàng loạt các chức năng quan trọng trong lớp màng trên bề mặt của tế bào cấu tạo từ mỡ và

4.3. Phân chia ĐKLĐ theo mức độ thích hợp cho loài Tông dù

- Trong phân chia ĐKLĐ theo mức độ thích hợp cho loài Tông dù, chúng tôi lựa chọn Tông dù tự nhiên làm cơ sở phân chia. Lý do là Tông dù tự nhiên có phân bố cũng như biên độ sinh thái rộng và ít chịu sự tác động của con người. Do đó nó phản ánh chính xác hơn mối quan hệ giữa sinh trưởng

của Tông dù với các nhóm nhân tố lập địa, đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ có tính ứng dụng rộng rãi hơn. Vấn đề đặt ra là phải biết tuổi của cây rừng, ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp giải tích để xác định tăng trưởng của cây Tông dù tự nhiên.

- Lựa chọn chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa sinh trưởng của Tông dù với các nhân tố sinh thái: thông qua ba phương trình (4.1), (4.2) và (4.3), ta thấy các chỉ tiêu tăng trưởng bình quân chung ở cả ba phương trình đều có tương quan chặt với các chỉ tiêu đất. Tuy nhiên, ở mỗi phương trình lại có hệ số tương quan khác nhau, chỉ tiêu tăng trưởng tương quan chặt với một số tính chất đất cũng như số lượng tính chất đất là khác nhau. Chúng tôi xét thấy, ở phương trình (4.3) tương quan của tích số∆Hvn.∆D1.3với các tính chất đất chặt hơn (R = 0,96), đồng thời nó có quan hệ chặt với nhiều chỉ tiêu phân tích đất quan trọng (8 chỉ tiêu quan trọng). Chính vì vậy, chúng tôi chọn tích số

∆Hvn.∆D1.3 để đánh giá mối quan hệ của tính chất đất với sinh trưởng của Tông dù, cũng như sử dụng chỉ tiêu này để thiết lập phương trình tương quan giữa tích số ∆Hvn.∆D1.3 với các nhóm nhân tố sinh thái trong việc phân chia ĐKLĐ cho loài Tông dù. Chúng tôi đã xác lập phương trình tương quan của 8 chỉ tiêu phân tích đất quan trọng có quan hệ chặt với tích số ∆Hvn.∆D1.3thông qua phương trình:

∆Hvn.D1.3 = -2,4855 + 0,5714.PHkcl+ 0,3010.OM% - 0,4776.K2O% - 0.1493.Tkiem + 0,1425.CEC - 0,0087.SetVL + 0,5593.P2O5dt + 0,0106.Dd

(4.4)

(với R = 0,95; F = 23,002; Fsig = 1.10-8; p-vlue của các biến đều < 0,05)

- Việc phân chia ĐKLĐ là để phục vụ trồng rừng, vậy số liệu rừng trồng được sử dụng như thế nào? Sau khi phân chia ĐKLĐ theo số liệu điều tra rừng tự nhiên, chúng tôi sử dụng số liệu rừng trồng vào việc kiểm tra tính chính xác của việc phân chia ĐKLĐ bằng phương pháp đối chiếu với các mô hình rừng trồng tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)