Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng của cây con Tông dù ởgiaiđoạn vườnươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 62 - 66)

- Mỡ và lipit (chất giống mỡ): chứa trong cây thực hiện hàng loạt các chức năng quan trọng trong lớp màng trên bề mặt của tế bào cấu tạo từ mỡ và

4.1.10. Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng của cây con Tông dù ởgiaiđoạn vườnươm

Dựa vào nhu cầu khoáng chất đối với cây, có thể chia khoáng chất làm 4 nhóm chính:

1. Nhân tốtham gia vào biếnđổi năng lượng (P).

2. Thành phần của những sản phẩm chính do hoạtđộng sống (P,N,C,S). 3. Thành phần của các chất có hoạt tính sinh lý như diệp lục (Mg), men, hoocmon (Fe, S, Mn, Cu, Bo, Zn).

Qua 4 nhóm trên cho thấy nguyên tốN (đạm), P (lân), K (kali)đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trongđời sống thực vật. Rõ ràng chúng đều có vai trò rất lớn trong quá trình quang hợp, hô hấp, chế độ nước cũng như trong sinh trưởng và phát triển. Các chất khoáng đó tham gia cấu thành các nguyên tố cấu trúc của các hệ thống chức năng như bộ máy quang hợp, hô hấp, các trung tâm tổng hợp protein hoặc là các thành phần cấu tạo của các hệ thống enzim hay là các nhân tố phụ. Tuy vậy, mỗi loài cây trồng đều có phản ứng với các loại phân bón với nồng độ khác nhau ở những giai đoạn tuổi khác nhau. Do đó phải thiết lập được chế độ bón phân hợp lý. Trong đó xác định thành phần ruột bầu là hết sức cần thiết.

Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng khoáng cây con Tông dù ở giai

đoạn vườm ươm, đề tài tiến hành bố trí 5 CT bón phân theo khối ngẫu nhiên

đầyđủ, 3 lần lặp.

4.1.10.1.Ảnh hưởng của phân bónđến sinh trưởng Doo (mm) của cây con Tông dù.

Kết quả tính toánđược trình bày ởbảng 4.7 và biểuđồ4.3.

Bảng 4.7.Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng Doo (mm) của Tông dùởgiaiđoạn tuổi khác nhau

Tuần tuổi Doo (mm) ở các công thức bón phân

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

12 3,37 4,17 4,43 5,67 4,8

14 3,67 4,77 6,1 7,63 6,8

0 2 4 6 8 10 12 14 16 Tuần tuổi D oo ( m m ) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Biểuđồ4.3. Mối quan hệgiữa Doo với chế độbón phân ởcác giaiđoạn tuổi khác nhau

Từ biểu đồ 4.3 cho thấy: chế độ bón phân khác nhau cho sinh trưởng Doo khác nhau ngay ở cùng một độ tuổi. Trong đó ở cả 3 giai đoạn tuổi (12, 14, 16 tuần tuổi), CT4 cho sinh trưởng Doo lớn nhất.

Để đưa ra kết luận chính xác, đề tài tiến hành phân tích phương sai 2 nhân tố, (kết quả phân tích phương sai được trình bày phụ lục). Từ bảng Anova ở cả 3 giai đoạn tuổi đều nhận được: FA>F05(k1=4, k2=8), FB< F05(k1=2, k2=8). Từđây rút ra kết luận rằng: các CT bón phân khác nhau có sự

sai khác nhau về sinh trưởng Doo.

Đề tài tiến hành kiểm tra sai dịcủa cặp đôi giá trịlớn nhất (CT4 và CT5) để kiểm tra xem CT che bóng nào thích hợp nhất bằng tiêu chuẩn t Student. Quá trình tính toán (kết quả ghi phụ lục) ở cả 3 giai đoạn đều thu được: t > t05 (k=10). Do vậy, đối với cây con Tông dù ở giaiđoạn từ 12đến 16 tuần tuổi thì bón phân theo CT4 là thích hợp nhất cho sinh trưởng Doo.

4.1.10.2.Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng Hvn (cm) của cây con Tông dù.

Bảng 4.8.Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng Doo (mm) của Tông dùởgiaiđoạn tuổi khác nhau

Tuần tuổi Hvn (cm) theo công thức bón phân

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 12 35,27 37,23 38,3 42,5 40,3 14 39,23 41,27 42,3 48 44,9 16 45,43 47,47 49,1 55 51,9 0 10 20 30 40 50 60 12 14 16 Tuần tuổi H vn ( cm ) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Biểuđồ4.4. Mối quan hệgiữa Hvn với chế độbón phân ởcác giaiđoạn tuổi khác nhau

Từ bảng 4.8 và biểu đồ4.4 cho thấy: trong đóở cả 3 giaiđoạn tuổi (12, 14, 16 tuần tuổi), CT4 cho sinh trưởng Hvn lớn nhất. Tiến hành phân tích phương sai 2 nhân tố, (kết quả phân tích phương sai được trình bày phụ lục). Từ bảng Anova ở cả 3 giai đoạn tuổi đều nhận được: FA>F05(k1=4, k2=8), FB< F05(k1=2, k2=8). Từđây rút ra kết luận rằng: các CT bón phân khác nhau có sự sai khác nhau vềsinh trưởng Hvn.

Để kiểm tra xem CT che bóng nào thích hợp nhất, đề tài tiến hành kiểm tra sai dị của cặp đôi giá trị lớn nhất (CT4 và CT5) bằng tiêu chuẩn t Student. Quá trình tính toán (kết quảghiởphụlục)ởcả3 giaiđoạnđều thuđược:

t > t05(k=10). Do vậy,đối với cây con Tông dù ở giai đoạn từ 12 đến 16 tuần tuổi thì bón phân theo CT4 là thích hợp nhất cho sinh trưởng Hvn.

* Nhận xét:

Phân bón có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúcđẩy trực tiếp sinh trưởng của cây trồng. Khi bịthiếuđạm (N), rễcây sẽphát triển không tốt, ít rễ

nhánh,ảnh hưởngđến hấp thụdinh dưỡng, cây con gầy yếu v.v…thiếu lân (P) cây con sinh trưởng chậm, cây thấp nhỏ, chồi đỉnh phát triển không tốt, thiếu lân cũng dẫn đến rễ ngang ít và mảnh, nếu thiếu nghiêm trọng có thể làm cho rễ ngang thoái hoá, cuống lá khô và rụng v.v…thiếu kali (K) và đạm quá nhiều, cây con sẽ sinh trưởng chậm. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng minh

được mối quan hệ của sinh trưởng Doo, Hvn với số lượng phân bón và bước

đầu nhận thấy sinh trưởng về Doo, Hvn ở giai đoạn từ 12 tuần tuổi đến 16 tuần tuổiứng với CT chứa nhiều phân nhất (2%P + 3%NPK) là mạnh nhất. Do khi ta bónđồng thời cả 3 nguyên tốN, P, K thì một mặt vừa khẳng định chức năng riêng biệt của từng nguyên tốnhưng mặt khác lại khẳngđịnh quan hệ hỗ

trợ giữa các nguyên tốnày trong vườnươm. Tuy nhiênở từng giai đoạn, từng

độ tuổi cũng như từng loại đất mà yêu cầu loại phân khác nhau bởi vì thực tiễn sản xuất lâm nghiệp đã chứng tỏ rằng giữa cây, đất và phân bón tồn tại mối quan hệ gắn bó tự nhiên thuộc bản chất, do đó để sử dụng đất hợp lý cần biếtđược nhu cầu dinh dưỡng của cây và dinh dưỡng của đất và cũng chỉ khi đó việc sử dụng phân mới có hiệu quả. Không nên thay thế sự thiếu hiểu biết bằng sự thừa phân bón (vì nếu lạm dụng quá mức cũng sẽ làm cây chậm phát triển). Cần phải nhấn mạnh rằng tuỳ theo yêu cầu vàđiều kiện cụ thể để chọn hỗn hợp ruột bầu phù hợp, vừa đảm bảo yêu cầu chất lượng, vừa giảm mức

đầu tư càng thấp càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài tông dù (toona sinensis roem) tại xã cư lễ, huyện na rì, tỉnh bắc kạn​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)