Phương pháp thu thập số liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 26 - 33)

Để thực hiện nội dung trên chúng tôi tiến hành thu thập số liệu theo một số phương pháp sau:

* Thu thập về các số liệu điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế - xã hội:

Bằng phương pháp thu thập tài liệu từ cơ quan, tổ chức đã nghiên cứu và từ chính quyền địa phương. Kết hợp phỏng vấn để bổ sung những thông tin còn

thiếu, kiểm tra độ chính xác của các thông tin đã thu thập. Các số liệu thu thập gồm:

- Thông tin về kinh tế xã hội: Các thông tin về kinh tế xã hội được thu thập từ phòng thống kê và phòng tài chính thương mại của huyện Krông Buk tỉnh Đắc Lắc, các thông tin thu thập gồm:

+ Dân số: Tiến hành thu thập các số liệu thống kê về dân số, lao động, tỷ lệ tăng dân số (tự nhiên, cơ học), trình độ dân trí.

+ Lao động: Nhu cầu lao động, tình hình sử dụng lao động, giá lao động cho một ngày công.

+ Văn hoá giáo dục và y tế: Đánh giá trình độ dân trí, trình độ văn hoá, khả năng tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ.

+ Cơ sở hạ tầng: Đánh giá thực trạng đường giao thông, các công trình thuỷ lợi và hoạt động dịch vụ trên địa bàn.

- Thông tin về điều kiện tự nhiên:

+ Tài liệu địa lý, địa chất thỗ nhưỡng được thu thập từ trung tâm kỹ thuật địa chính tỉnh Đắc Lắc.

+ Tài liệu về khí tượng thuỷ văn được thu thập từ trạm khí tượng Buôn Hồ huyện Krông Buk.

- Các tài liệu bản đồ, thuyết minh chuyên ngành có trong khu vực: như phân loại đất, rừng, bản đồ hiện trạng đất và các tài liệu tập huấn khuyến nông lâm và các tài liệu khác có liên quan thường được thu thập từ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Sở Địa Chính tỉnh Đắc Lắc.

* Điều tra hiện trạng sử dụng đất:

Phát hiện các mô hình sử dụng đất, các loại cây trồng, vật nuôi phổ biến, hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vật nuôi của xã bằng phương pháp PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân), RRA (đánh giá nhanh nông thôn). Trình tự các bước tiến hành như sau:

Bước 1. Tìm hiểu khái quát tình hình các xã: Gặp gỡ lãnh đạo xã nhằm: - Trình bày mục tiêu, yêu cầu của nhóm công tác.

- Tìm hiểu khái quát tình hình của xã về các mặt sau:

. Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng, đất nông nghiệp, đất trống chưa sử dụng, đất khác.

. Tình hình dân sinh: Dân số lao động, trình độ dân trí, hệ thống y tế, giáo dục, thu nhập, nắm kinh tế thu nhập bình quân đầu người/ năm.

. Sản xuất nông nghiệp: Ruộng lúa, mặt nước ao hồ, vườn.

. Sản xuất lâm nghiệp: Trồng rừng (diện tích, loài cây), khoanh nuôi bảo vệ.

. Sản xuất nông lâm kết hợp: Các mô hình đã được áp dụng tại địa phương, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên các mô hình đó (cây công nghiệp, cây ăn quả...).

. Những thuận lợi và khó khăn chính của các xã hiện nay.

. Những nhu cầu cơ bản và hướng giải quyết theo thứ tự ưu tiên.

Bước 2. Khảo sát nắm tình hình chung của thôn buôn: Sau khi đã có một số thông tin ban đầu do Ban lãnh đạo xã cung cấp tiến hành khảo sát một số thôn, buôn điểm, nhằm quan sát và kiểm tra lại những thông tin đã được cung cấp. Những số liệu thu thập được ghi chép lại chuẩn bị cho những bước phỏng vấn và thảo luận với người cung cấp thông tin hay các hộ gia đình.

Quan sát các loại hình canh tác chủ yếu, các loại cây trồng, vật nuôi.

Bước 3. Đi lát cắt các xã:

Mục đích của bước này nhằm thể hiện được các dạng loại hình sử dụng đất đặc trưng của xã, tìm hiểu các loại hình sử dụng đất đai, hình thức tổ chức quản lý, khó khăn, đưa ra các giải pháp cho sử dụng đất bền vững.

Cách tiến hành: Trước hết người hướng dẫn làm rõ mục đích của việc xây dựng lát cắt xã đồng thời cùng người cung cấp thông tin tham khảo bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Sau đó chọn tuyến thể hiện được tất cả các dạng định hình của xã, các hình thức tổ chức quản lý sử dụng đất, tiến hành đi xem xét ngoài thực địa khi cần phác họa, ghi chép những đặc điểm tình hình, hiện trạng sử dụng đất, những khó khăn và giải pháp cụ thể, cũng như các ý kiến về sử dụng và quản lý đất trong tương lai. Sau đó phải được người dân thẩm định lại một lần nữa các thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ.

Phía trên: Vẽ hiện trạng sử dụng đất của mỗi thực địa trên tuyến lát cắt. Phía dưới: Trình bày các thông tin thu thập được theo cách lập biểu.

Bước 4. Phân loại cây trồng vật nuôi:

Sử dụng phương pháp Matrix: Phương pháp này được sử dụng bởi một nhóm người dân cân bằng về giới cho việc lựa chọn đánh giá cây trồng, vật nuôi, mô hình canh tác. Matrix là một biểu mà hàng trên cùng mà các loại cây trồng, vật nuôi của địa phương, cột bên trái là các tiêu chí đánh giá cây trồng hoặc mô hình canh tác, các hàng, các ô còn lại đành để ghi kết quả đánh giá các tiêu chí cao nhất là 10 điểm, thấp nhất là 0 điểm.

Hàng cuối cùng ghi tổng số điểm đánh giá tổng hợp từ các tiêu chí cho một cây, con, một mô hình

Người dân liệt kê những loài cây, con đã được trồng hoặc nuôi ở địa phương sau đó người hướng dẫn có thể gợi mở cho người dân và thống nhất đưa ra các chỉ tiêu để phân loại, dựa vào các chỉ tiêu để so sánh và cho điểm.

Các chỉ tiêu như: Phù hợp với khí hậu, đất đai, dễ kiếm giống, dễ gây trồng, ít sâu bệnh hại, dễ tiêu thụ, ít dịch bệnh,..

Bước 5. Phân tích lịch mùa vụ: Lịch mùa vụ cũng được chính người dân sống trong cộng đồng bàn bạc, phân tích và thống nhất xây dựng lên biểu đồ lịch thời vụ.

Biểu đồ lịch thời vụ gồm có trục thời gian được mô tả 12 tháng trong năm.

sánh giữa các tháng người dân dễ dàng thống nhất đánh giá các yếu tố khí hậu thời tiết.

+ Phần dưới mục thời gian được người dân mô tả các công việc mà họ có liên quan như: Lịch gieo trồng các loài cây chính, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, lịch sử dụng lao động, lịch sâu bệnh hại,..

* Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện kế hoạch.

 Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu:

Trên cơ sở tài liệu đã khảo sát ở các bước thu thập, tiến hành chỉnh lý tổng hợp và phân tích các mặt.

- Tập hợp kết quả khảo sát theo tuyến lát cắt để lập sơ đồ lát cắt phổ biến nhất ở khu vực nghiên cứu.

- Tập hợp những thuận lợi, khó khăn được thực hiện trong quá trình phỏng vấn.

- Phân tích diễn biến tài nguyên đất đai và tổng hợp phân tích kinh tế hộ gia đình.

- Để lựa chọn cây trồng một cách phù hợp: Từ điểm đánh giá cho một số cây trồng vật nuôi của người dân theo phương pháp Matrix kết hợp với thực tiễn trong sản xuất từ đó rút ra những nhận định chung nhất cho một số cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn sản xuất tại khu vực nghiên cứu.

- Tổng hợp những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, thách thức của điều kiện tự nhiên, xã hội và hiện trạng sử dụng đất, những chính sách, chủ trương của Nhà nước có liên quan, chúng tôi tiến hành lập phương án quy hoạch mặt bằng sử dụng đất trong tương lai và đề xuất một số giải pháp phù hợp.

 Phương pháp đánh giá hiệu quả:

Sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, với sự trợ giúp của máy tính điện tử chương trình Excel 7.0.

+ Phương pháp tĩnh:

Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động của giá trị đồng tiền.

Tổng lợi nhuận P=TN-CP (2.1). + Phương pháp động:

Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền .

Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR, trong chương trình Excel 7.0.

Các tiêu chuẩn:

- Giá trị hiện tại lợi nhuận ròngNPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khâu để quy về thời điểm hiện tại.

n Bt- Ct

NPV =  (2.2) t=0 (1+i)

Trong đó : NPV là giá trị hiện tại thu thập ròng (đồng). Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng).

Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng). i là tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%).

t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.

n Bt- Ct

 = 0 thì i = IRR (2.3) t=0 (1+i)t

- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR:

BCR là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

n Bt  t=1 (1+i)t BPV BCR = = (2.4) n Ct CPV  t=1 (1+i)t

Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/ đồng). BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng). CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).

Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế.

BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả.

 Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp:

Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác có nghĩa là một phương thức canh tác phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao nhất (hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái).

áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác (Ect) của W.Rola (1994):

f1 fmin fn fmin 1

Ect = [( hoặc )+ ... + ( hoặc )] x (2.5)

fmax f1 max fn n

Trong đó: Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì phương thức canh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất. Phương thức nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp càng cao.

f là các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR,..). n là số đại lượng tham gia vào tính toán.

CHƯƠNG 3

KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)