Khả năng duy trì sự cân bằng dinh dưỡng trong đất
Sử dụng các tập đoàn cây đa mục đích và cây cố định đạm. Xây dựng các mô hình tổng hợp về các hệ thống kỹ thuật. Canh tác đất dốc trên cơ sở có người dân và cộng đồng tham gia.
áp dụng linh hoạt các phương thức nông lâm kết hợp trên từng vùng sinh thái khác nhau.
Thu hút được đông đảo lực lượng lao động trong cộng đồng tham gia.
3.1.2.1- Một số đặc trưng của hệ thống quản lý sử dụng đất đai bềnvững. vững.
+ Hệ thống sử dụng đất bền vững chủ yếu dựa trên cơ sở sử dụng đất đai phải duy trì được tính đa dạng và khả năng sinh lợi của các nguồn tài nguyên, phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại và duy trì khả năng cung cấp cho tương lai.
+ Hệ thống sử dụng đất bền vững bao gồm các đặc trưng sau:
- Giải quyết được những vấn đề đặt ra cấp thiết cho mọi người, từng thôn, buôn, làng ở từng địa phương.
- Tổng hợp được các hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại vận dụng thích hợp cho từng nơi, từng vùng.
- Lấy các hệ thống tự nhiên làm mẫu chuẩn, bắt chước và hành động hoà hợp với thiên nhiên.
- Tái lập các mô hình định canh, canh tác lâu dài bằng việc xây dựng các chương trình và mô hình là phù hợp với điều kiện sinh thái từng nơi, vùng.
3.1.2.2- Những nguyên tắc cơ bản hệ thống quản lý sử dụng đất đaibền vững. bền vững.
- Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, chế độ canh tác, chủng loại sản phẩm và các dạng hình sinh thái.
- Kết hợp hệ thống nhiều ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, chăm sóc nuôi trồng thuỷ sản và nâng cao trình độ tiếp cận thị trường.
- Ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro, nạn ô nhiễm, suy thoái và tai biến môi trường.
- Tận dụng được các tài nguyên đất, nước, năng lượng sinh học làm cho nó được bảo toàn, tái tạo, tự điều chỉnh và tái sinh.
- Sử dụng đất theo mô hình nhỏ, thâm canh có hiệu quả, quản lý, chăm sóc và cải tạo phục hồi đất.