* Tình hình giao thông của các xã:
a) Xã Cư Né: Có 10km đường quốc lộ chạy qua vơi diện tích bao chiếm 50ha, mặt đường được làm bằng lớp bê tông nhựa, đây là điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân trong xã với các vùng lân cận. Hệ thống đường giao thông nông thôn và đường giao thông nội đồng tuy có những bước phát triển trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung chất lượng của các tuyến đường này rất kém, nền đường đều là đường đất gây ảnh hưởng không ít khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân trong vùng.
b) Xã Ea Drông:
Mạng lưới giao thông của xã được hình thành nối liền giữa 3 huyện Krông Năng, Krông Buk và Ea Kar.
Đặc điểm của các tuyến này là đường đất, mặt đường xấu, thường lầy lội vào mùa mưa nên các phương tiện đi lại rất khó khăn. Ngược lại, vào mùa khô thì bụi ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trao đổi hàng hóa và sức khỏe con người.
c) Xã Cư Pơng:
- Tuyến từ quôc lộ 14 đi xã Ea Kiết (trục lộ chính của xã) với chiều dài 14,5 km, rộng 8m.
- Tuyến từ Buôn ADrừng Lớn đi xã Ea Ngay với chiều dài 8km rộng 8m - Tuyến từ Buôn ADrừng Mới đi xã Ea Nam với chiều dài 6,5km, rộng 8m.
Và các tuyến liên thôn rộng 6m. Hệ thống giao thông trong xã hoàn toàn là đường đất do vậy về mùa mưa thì lầy lội gây nhiều trở ngại trong việc phát triển sản xuất và kinh tế của địa phương.
Nhận xét chung:
Hệ thống giao thông liên thôn, liên xóm, đường nội đồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong xã. Hầu hết các đường giao thông là đường đất, nên trong 6 tháng mùa mưa mặt đường lầy lội, các phương tiện phục vụ cho sản xuất đi lại khó khăn, trong 6 tháng mùa khô đường bụi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như khả năng trao đổi hàng hóa. Do vậy trong tương lai cần phải nâng cấp và mở rộng để thuận lợi trong việc đi lại.
* Thuỷ lợi :
a) Xã Cư Né: Xã Cư Né có diện tích hồ đập lớn nhất so với các xã trong huyện, tổng diện tích các hồ đập hiện nay là 103ha, chất lượng công trình và dung tích chứa nước tương đối cao. Các hồ đập trên địa bàn phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở khu vực xí nghiệp cà phê An Thuận.
b) Xã Ea Drông: Trên địa bàn xã đã xây dựng được các công trình thuỷ lợi phục vụ nhu cầu nước tưới cho cây trồng, gồm các hồ được sau:
- Hồ Ea Much thượng trên suối EaMuch diện tích 6ha. - Hồ trên suối Ea Drông với diện tích 6ha.
c) Xã Cư Pơng: Xã có 4 hồ với diện tích 11ha nằm rải rác trên địa bàn xã. Hệ thống công trình thuỷ lợi hầu hết còn rất thô sơ do nhân dân đầu tư đắp là chính nên vào mùa khô lượng nước không đủ tưới tiêu cho diện tích canh tác trên địa bàn xã. Tóm lại, hệ thống thuỷ lợi ở đây chưa được quan tâm đúng mức.
Nhìn chung các hồ đập trên địa bàn lưu lượng nước khá lớn, song so với nhu cầu sử dụng nước của cây trồng, nhất là trong mùa khô còn hạn chế. Do vậy, để đảm bảo lượng nước tươi trong mùa khô phục vụ cho nhu cầu tưới cho cây trồng cần quy hoạch thêm một số hồ đập giữ nước. Phần địa hình đã được trình bày trên đây cho thấy khu vực nghiên cứu bị chia cắt rất mạnh theo chiều ngang. Đây là một đặc điểm gây nhiều khó khăn cho sản xuất, giao thông, nhưng lại có nhiều thuận lợi cho việc tạo ra các hồ chứa nước về mùa mưa, dự trữ nước cho mùa khô. Nếu giải quyết được vấn đề này, chắc chắn cuộc sống của đồng bào trong khu vực sẽ được nâng lên rõ rệt.
* Giáo dục:
a) Xã Cư Né: Xã có một trường cấp I + II nằm ở vị trí trung tâm xã, hiện trạng công trình xây dựng là nhà cấp 4, diện tích đất bao chiếm là 0,4ha, và một số phân hiệu tiểu học ở dưới các thôn, buôn. Xã đã xây dựng được 27 phòng học, giải quyết được cơ bản nhu cầu giáo dục, xoá bỏ tình trạng học ca 3, đồng thời xã đã mở được nhiều lớp học xoá mù chữ cho nhân dân.
Kết quả tổng hợp từ bộ phiếu điều tra nông hộ ở các thôn, buôn của xã Cư Né cho thấy: Dân tộc bản địa chiếm đa số, tình trạng dân tộc không đi học chiếm một tỷ lệ khá lớn (48,5%), một ít dân tộc đi học hết cấp I (25,5%), II (26%), còn lại dân tộc đi học hết cấp III(5%) rất hiếm. Các dân tộc chưa biết tiếng phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao (55,5%).
b) Xã Ea Drông:
- Trường mẫu giáo thôn 3 có diện tích 0,1ha, hiện trạng công trình nhà tạm.
- Các trường mẫu giáo cùng cấp I học chung. Trường thôn 1, 4, 5, 7 tổng diện tích bao chiếm 0,7ha, hiện trạng công trình là nhà tạm.
- Trường cấp I thôn hai diện tích bao chiếm 0,5ha, hiện trạng công trình là nhà cấp 4.
Tổng số có 26 phòng học, trong đó: Số phòng học xây dựng kiên cố là 14 phòng chiếm 54%, nhà tạm 12 phòng chiếm 46%.
Kết quả tổng hợp từ bộ phiếu điều tra nông hộ ở các thôn, buôn của xã Ea Drông cho thấy: Tình trạng dân tộc không đi học chiếm một tỷ lệ khá lớn (43,05%), một ít dân tộc đi học hết cấp I (34,1%), II (16,65%), còn lại dân tộc đi học hết cấp III(7.5%) rất hiếm. Các dân tộc chưa biết tiếng phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao (64,25%).
c) Xã Cư Pơng :Hiện tổng số lớp học trong xã có 39 lớp, trong đó có 35 lớp cấp I, 04 lớp cấp II. Hiện trạng công trình là nhà cấp, với tổng diện tích bao chiếm 24.040m2.
Kết quả tổng hợp từ bộ phiếu điều tra nông hộ ở các thôn, buôn của xã Cư Pơng cho thấy: Tình trạng dân tộc không đi học chiếm một tỷ lệ khá lớn (32,6%), một ít dân tộc đi học hết cấp I (33%), II (33%), còn lại người dân tộc đi học hết cấp III(1,4%) rất hiếm. Các dân tộc chưa biết tiếng phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao (68,35%).
Nhận xét chung:
Hầu như cơ sở vật chất trường học cũng như dụng cụ học tập còn nhiều thiếu thốn, do đó đã gây ra không ít khó khăn trong công tác giáo dục; trình độ dân trí của người dân trong xã còn rất thấp, số người mù chữ vẫn còn nhiều, tỷ lệ người không biết tiếng phổ thông chiếm một tỷ lệ tương đối lớn đã gây nên nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những kiến thức khoa học kỹ thuật. Vì vậy, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người dân đều nhờ qua già làng hoặc cán bộ là người đồng bào. Do những đặc điểm trên, nên những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thông tin về chính trị, khoa học kỹ thuật, kinh tế rất khó khăn đến với người dân trong vùng. Cũng vì vậy, họ luôn luôn chấp nhận cuộc sống hiện tại, ít sốt ruột vì cuộc sống nghèo nàn. Họ luôn bằng lòng, thoả mãn với những gì hiện có. Đây là một trong những nhân tố kìm hãm sự phát triển.
* Y tế:
a) Xã Cư Né: Có 1 trạm y tế với một diện tích đất bao chiếm 0,1ha, hiện trạng công trình là nhà xây dựng cấp 4 với 4 giường bệnh và 1 đội ngũ nhân viên gồm 1 bác sỹ, 1 y sỹ, 1 y tá.
b) Xã Ea Drông: Có 1 trạm y tế đặt ở thôn hai, hiện trạng công trình là nhà xây lợp mái tôn. Trạm có 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 1 y tá.
c) Xã Cư Pơng: Có một trạm xá với diện tích bao chiếm 2.100m2. Công trình xây dựng là nhà cấp 4 do Nhật Bản tài trợ. Đội ngũ y, bác sỹ còn quá ít (1 bác sỹ, 1 y sỹ, 1 y tá) và chỉ có 4 giường bệnh.
Nhận xét chung:
Khu vực nghiên cứu mỗi xã đều có trạm y tế với hiện trạng công trình là nhà cấp 4 và rất ít giường bệnh, với đội ngũ y, bác sỹ rất ít. Mục tiêu của các trạm chủ yếu là: Phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, thường xuyên vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh và tổ chức các điểm chích phòng cho nhân dân. Tuy cơ sở hạ tầng về y tế còn thấp kém nhưng nó đã đóng góp nhiều cho việc chữa, phòng bệnh cho nhân dân, tạo được niềm tin. Bởi vây, quan niệm “có bệnh thì phải chữa” đã được hầu hết nhân dân chấp nhận. Tuy nhiên những mê tín dị đoan chưa phải đã hết hoàn toàn trong lĩnh vực chữa bệnh trong khu vực nghiên cứu.
* Dân số:
a) Xã Cư Né:
Tổng số dân là : 5273 người. Số hộ sản xuất nông nghiệp : 923 hộ. Số người phi nông nghiệp : 80 người. Số người đến tuổi lao động : 2.276 người.
Hiện trong xã có hai thành phần dân tộc chính là dân tộc Êđê có 4.799 nhân khẩu tương ứng 819 hộ chiếm 91,5%, dân tộc kinh 474 khẩu tương ứng
b) Xã Ea Drông:
Tổng nhân khẩu: 8.552 người, trong đó Êđê 6.531 người, dân tộc kinh 1.595 người, các dân tộc khác: Tày, Nùng, Thái, Mường, GiaRai, Khơ Me là 426 người. Tổng số hộ 1.530 hộ, dân tộc Êđê 1.530 hộ, dân tộc kinh 315 hộ, các dân tộc khác 85 hộ.
c) Xã Cư Pơng:
Tổng số dân: 5.430 khẩu ứng với 900 hộ, trong đó: - 521 khẩu người kinh.
- 4.909 khẩu là người dân tộc thiểu số (4853 khẩu Êđê, 33 khẩu Tày, 18 khẩu Nùng, 5 khẩu GiaRai), trong đó số lượng người đến tuổi lao động là 2006 người.
Nhận xét chung:
Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồng bào dân tộc Êđê nên phong tục tập quán thống nhất, những bất đồng giữa các dân tộc không xảy ra nên đảm bảo an ninh trật tự. Nét chung của đồng bào dân tộc ít người là có tính huyết thống theo dòng họ cao, tính cộng đồng rất mạnh mẽ, tin theo già làng (già làng là người đứng đầu của bản làng), có phong tục tập quán riêng được mọi người tự giác noi theo nên rất khó khăn trong việc thay đổi một phong tục, tập quán canh tác lạc hậu. Tuy nhiên, dân tộc Êđê chiếm đa số nên việc giao lưu văn hoá, kinh nghiệm sản xuất quý báu giữa các dân tộc còn hạn chế. Trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế chủ yếu người ta chỉ sản xuất theo kinh nghiệm được tích luỹ từ lâu đời và truyền thụ từ người này sang người khác. Số người đến tuổi lao động chiếm một tỷ lệ cao do đó nguồn nhân lực rất dồi dào.
* Đời sống dân cư:
a) Xã Cư Né: Qua báo cáo kiểm kê của xã, bình quân của mỗi hộ gia đình trong xã một năm thu nhập 19,5 triệu đồng, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ trồng trọt và chăn nuôi, trung bình mỗi hộ trong xã có 1,5ha diện
tích cà phê và 0,5ha diện tích lúa rẫy. Nhìn chung tình hình sản xuất và chăn nuôi trong xã còn kém phát triển, khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân vào sản xuất và chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
Kết quả từ bộ phiếu điều tra nông hộ cho thấy số hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất lớn (67,8%) và số hộ đủ ăn (32,2%). Do đó, cần phải có chính sách đầu tư vốn như vốn xóa đói giảm nghèo và kết hợp với ngành khuyến nông phổ biến kiến thức về kỹ thuật sản xuất và chăn nuôi cho người dân nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông hộ trong xã phát triển.
b) Xã Ea Drông: Kinh tế nông hộ của xã chủ yếu là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt chiếm 90% tổng thu nhập của hộ gia đình, chăn nuôi chiếm 10% tổng giá trị sản phẩm ngành lâm nghiệp. Kết quả tổng hợp từ bộ phiếu điều tra nông hộ cho thấy số hộ nghèo (66,65%), số hộ đủ ăn (20%), còn lại là số hộ đói (13,35%). Xã Ea Drông chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và dân kinh tế mới. Nhìn chung đời sống của những hộ gia đình sinh sống tại chỗ ổn định và có thu nhập cao hơn so với các hộ mới di cư đến.
c) Xã Cư Pơng: Do điều kiện địa lý xã Cư Pơng cách trung tâm huyện 17km, đường xá đi lại khó khăn, phương tiện đi lại chủ yếu bằng xe máy cày dẫn đến vấn đề trao đổi hàng hóa, cũng như tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều hạn chế. Kết quả thu thập từ bộ phiếu điều tra nông hộ của xã cho thấy nguồn thu nhập chủ yếu của người dân ở đây là từ trồng trọt và chăn nuôi. Số hộ nghèo (78%), số hộ đủ ăn (20%), còn lại 2% là hộ khá. Do đó, Nhà nước cần có chính sách về vốn để từng bước xóa đói giảm nghèo.