Vấn đề định canh, định cư và tiếp nhận kinh tế mới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 51 - 53)

a) Xã Cư Né: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác định canh, định cư đã được ở đây đã được thực hiện tương đối chặt chẽ và đồng bộ, do đó đời sống đồng bào từng bước được ổn định và không còn hiện tượng du cư. Tuy nhiên, một số hộ đồng bào dân tộc tại chỗ

vẫn còn phong tục du canh, chặt phá rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái cũng như sản xuất lâm nghiệp trong vùng.

b) Xã Ea Drông: Xã Ea Drông thành lập từ năm 1976, thành phần chủ yếu là đồng bào dân tộc, công tác định canh, định cư đã được thực hiện đến nay đã đi vào nề nếp và ổn định. Dân kinh tế mới chủ yếu là dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào định cư trên địa bàn xã. Công tác dân tộc luôn luôn được chính quyền địa phương quan tâm, mối đoàn kết giữa các dân tộc được giữ gìn, tinh thần nhân ái giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống luôn được tôn trọng, kế thừa và phát huy.

c) Xã Ea Pơng: Hiện nay 13 thôn, buôn đã được bố trí ổn định đất ở, đất thổ cư và đất sản xuất. Buôn làng ngăn nắp, sạch sẽ đời sống ngày càng được nâng cao. Xã đang cố gắng đầu tư và bố trí khu dân cư mới để tạm giải qutết các hộ di dân tự do đã đến sản xuất tại địa phương từ nhiều năm nay để định canh lâu dài.

3.2.4-Hệ thống quản lý đất đai trong cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.

Vấn đề kết hợp kiến thức bản địa về hệ thống quản lý đất đai cộng đồng của dân tộc Êđê: Rừng và đất còn nhiều, tự do khai phá và canh tác không ai quản lý tranh giành. Nương rẫy có chủ rõ ràng. Sự thống nhất kết hợp quản lý đất đai của già làng và hộ gia đình. Hoàn toàn không có sự tranh chấp đất đai, nếu có chỉ ở mức độ nhẹ nên dễ giải quyết. Trong sản xuất người dân tự học hỏi những người đi trước và những người có kinh nghiệm trong cộng đồng. Hầu như người dân chưa tiếp cận và chưa nắm được các phương pháp cải tạo đất đai theo quan điểm bền vững. Kỹ thuật canh tác còn nhiều lạc hậu, chưa biết thâm canh tăng vụ, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Vẫn với thói quen lâu đời khai thác đất, vì họ coi đất đai là của trời cho, không thể hết, không thể cạn kiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)