Cách tiếp cận các hệ thống quản lý và sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 37 - 45)

- Khi tiếp cận để điều tra xác định các hệ thống quản lý, sử dụng đất cần thiết luôn quán triệt nguyên tắc xây dựng từ dưới lên và tôn trọng tất cả những truyền thống sử dụng đất đai của người dân địa phương. Vì trên thực tế không

trong một mảnh vườn, người ta có thể chỉ ra được những chỗ nào cần làm gì, trồng gì, vào lúc nào. Bởi thế, kiến thức bản địa có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành những phương hướng mới ở lĩnh vực quản lý, sử dụng đất hợp lý và lâu bền. Trải qua nhiều thế kỷ, các cộng đồng dân cư, bản địa để nắm được số lượng lớn các thông tin, kiến thức, kỹ năng cũng như kỹ thuật trong lĩnh vực mà cuộc sống của họ đã phải va chạm. Họ đã từng phải suy nghĩ, trăn trở, thậm chí sống chết với các loại cây trồng, vật nuôi, với những mảnh đất, thửa ruộng, những phương thức làm ăn, tổ chức cộng đồng, xây dựng làng, bản, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ mùa màng, chế ngự thiên nhiên, bảo quản và chế biến sản phẩm. Do vậy, tại những lãnh thổ của họ, họ là một chuyên gia về mọi mặt. Sử dụng kiến thức bản địa giúp ta yên tâm, bởi vì nó đã được kiểm nghiệm tại địa phương qua hàng trăm thế hệ, thích hợp với lối sống, văn hóa của họ, không gây lo ngại cho các cộng đồng, chuyển giao một cách dễ dàng và mọi người dân đều có thể tham gia trong tiến trình gia tăng năng lực.

3.2-Điều kiện tự nhiên - xã hội: 3.2.1- Điều kiện tự nhiên:

* Vị trí địa lý:

a) Xã Cư Né: Nằm ở phía Bắc của huyện với tổng diện tích tự nhiên là 11.640ha.

- Phía Bắc giáp với xã Ea Nam - huyện EaH'leo.

- Phía Đông Bắc giáp xã Dliê Ya - huyện Krông Năng. - Phía Đông giáp xã Ea Toh - huyện Krông Năng. - Phía Nam giáp xã Pơng Drang - huyện Krông Buk. - Phía Tây Nam giáp xã Cư Pơng - huyện Krông Buk.

b) Xã Ea Drông: Nằm về phía Đông - Đông Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 8km.

- Phía Nam giáp xã Ea Siên - huyện Krông Buk. - Phía Đông giáp xã Phú Xuân - huyện Krông Năng. - Phía Tây giáp xã Ea Blang - huyện Krông Buk.

c) Xã Cư Pơng:

Nằm ở phía Tây Bắc của huyện.

- Phía Đông Nam giáp với xã Cư Kpô và Ea Ngay - huyện Krông Buk. - Phía Tây Nam giáp với xã Cư Dlie Mnông và xã Ea Ta thuộc huyện Cư Mgar.

- Phía Tây giáp với xã EaKiết huyện Cư Mgar. - Phía Tây Bắc giáp xã Ea Nam - huyện Ea Hleo. - Phía Bắc giáp với xã Cư Né - huyện Krông Buk.

Nhận xét chung:

Tất cả các xã nằm cách xa trung tâm huyện, hệ thống giao thông giữa các xã và đến huyện chủ yếu bằng đường đất nên việc tiếp cận giao lưu văn hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận với giống mới, mua bán trao đổi hàng hoá thường bị tư thương ép giá. Ranh giới giữa các xã chưa xác định rõ nên đã xảy ra những vụ tranh chấp đất đai gây mất ổn định sản xuất trên địa bàn.

* Thời tiết và khí hậu:

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Buôn Hồ thời tiết khí hậu của các xã nghiên cứu như sau:

+ Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm 21,70C

- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,60C (ở tháng 4) - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 8,80C (vào tháng 1). + Nắng:

- Tổng tích ôn khoảng 8.0000C. + Lượng mưa.

- Lượng mưa bình quân năm 1.530,7mm - Số ngày mưa cao nhất 167 ngày.

- Năm có lượng mưa cao nhất năm 1981 là 2.030,6mm. - Năm có lượng mưa thấp nhất 1983 là 1.177,6mm. + Độ ẩm không khí:

- Tháng có độ ẩm cao nhất: Tháng 8-9 ẩm độ 90%. - Tháng có ẩm độ thấp nhất: Tháng 4 ẩm độ 75%. + Các hướng gió chính trong năm:

- Gió Đông - Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Gió Tây - Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.

- Vận tốc gió trung bình 2,4m/s.

Nhận xét chung:

Các xã nghiên cứu thuộc cao nguyên Buôn Mê Thuột nên cũng mang đầy đủ tính chất nhiệt đới gió mùa với mùa khô và muà mưa rõ rệt thích hợp cho nhiều hệ động thực vật sinh trưởng và phát triển. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa mưa tập trung khoảng 6 tháng trong năm với lượng mưa và cường độ lớn nên dễ gây ra lụt cục bộ, xói mòn và rửa trôi nghiêm trọng trên những vùng đất canh tác có độ dốc lớn nhưng không có các biện pháp chống xói mòn. Còn mùa khô khốc liệt bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa khô độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, lượng bốc hơi nước lớn gây ra khô hạn nghiêm trọng. Vì vậy, lượng nước tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp thiếu nghiêm trọng đã làm giảm năng suất cây trồng, tăng chi phí do đó làm tăng giá thành của sản phẩm, buộc những người sử dụng đất phải có những tính toán cụ thể.

* Địa hình:

a) Xã Cư Né:

Xã nằm trong vùng Cao nguyên Buôn Mê Thuột, có 2 dạng dịa hình chính và được phân cắt khá rõ nét.

+ Dạng địa hình đồi thoải nằm ở phía Đông đường quốc lộ 14 có độ chia cắt trung bình, nằm ở độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển, có độ dốc từ 0 - 150. Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất.

+ Dạng địa hình dốc có độ chia cắt mạnh nằm ở phía Tây đường quốc lộ 14 có độ cao trung bình 600 - 700m, độ dốc 8-200 thậm chí có khu vực có độ dốc từ 20 - 300. Dạng địa hình này rất thích hợp cho việc bố trí sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp.

b) Xã Ea Drông: Đất đai xã Ea Drông có dạng địa hình chung là đồi thoải, gợn sóng, chia cắt nhiều bởi các hợp thuỷ là lòng suối cắt sâu dưới chân đồi. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Có độ cao trung bình so với mặt nước biển 500 - 600m, độ cao cao nhất là 636m và thấp nhất 530m. Độ dốc trung bình là 3-80.

c)Xã Cư Pơng: Địa hình có độ chia cắt trung bình đến khá mạnh. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Đông sang Tây. Có độ cao trung bình so với mặt nước biển 600-700m. Độ dốc từ 5 - 200. Đỉnh cao nhất là đỉnh Chư Gió là 739m. Cư Pơng có 2 dạng địa hình chính. Địa hình dốc thoải, lượn sóng nhẹ chủ yếu sử dụng làm đất thổ cư và đất xây dựng. Dạng địa hình phức tạp: Cao và dốc chủ yếu sử dụng trồng cà phê, cao su, hoa màu và chủ yếu là trồng rừng.

Nhận xét chung:

Địa hình dốc rất thích hợp cho phát triển hệ thống nông lâm kết hợp nhưng nó cũng gây ra không ít những khó khăn như địa hình đồi dốc, chia cắt nhiều không áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất và nhiều hạn chế về xây dựng cơ

trung theo mùa với cường độ lớn đã gây ra xói mòn, rửa trôi làm cho kết cấu của đất bị phá vỡ. Do đó việc lựa chọn cây trồng và mô hình canh tác trên đất dốc có tác dụng bảo vệ đất là hết sức quan trọng.

* Địa chất thổ nhưỡng:

a) Xã Cư Né:

Đất đai thuộc xã Cư Né có 5 loại đất chính.

Đất Feralit nâu đỏ (Fk) phát triển trên đất mẹ bazan chiếm chủ yếu đất tự nhiên của xã với diện tích là 10.624ha, chiếm 91,3% tổng diện tích tự nhiên, trong đó phân bố ở các độ dốc khác. Nhìn chung đất nâu đỏ bazan thuộc địa bàn xã Cư Né có thành phần cơ giới thịt nặng, có kết cấu viên, tầng dày >100cm, đất tơi xốp thoáng khí, thoát và thấm nước tốt nên hạn chế được quá trình xói mòn bề mặt, hàm lượng mùn và lân tổng số khá cao, hàm lượng đạm và kali tổng số trung bình từ 2-3%, có độ pH từ 4,5-5,6, độ no bazơ từ 24-25% rất thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su và cây ăn quả có chất lượng cao như sầu riêng... còn lại các loại đất nâu vàng trên đá bazan ở thung lũng (Fu) chiếm khoảng 3,5%, granit vàng đỏ (Fa) chiếm 1,6%, đất xám granit (Xa) chiếm 1,2%, đất dốc tụ (D) chiếm 2,4% đây là loại đất chỉ trồng lúa nước.

b) Xã Ea Drông: Theo tài liệu thổ nhưỡng điều tra năm1978 trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 của Viện Quy Hoạch va thiết kế Nông Nghiệp, trong địa bàn xã gồm những loại đất sau:

Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan có diện tích 2.615ha chiếm 53,6% tổng diện tích, đất đai trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan có diện tích1.890ha, chiếm 39% tổng diện tích tự nhiên, đất thung lũng dốc tụ có diện tích 360ha, chiếm 7,4% diện tích. Nhìn chung diện tích thổ nhưỡng thích hợp cho trồng cây công nghệp dài ngày và cây lúa nước.

c) Xã Cư Pơng: Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp điều tra năm 1978, bản đồ tỷ lệ 1/25.000 và được phúc tra năm năm 1997 cho thấy đất ở xã chủ yếu là đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan

với diện tích là 7899,8ha (chiếm 83,16% tổng diện tích tự nhiên của xã) còn lại là các loại đất khác.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: 1.456,8ha (chiếm 15,33%.

- Đất nâu vàng phát triển trên đá mẹ Bazan: 86,2ha (chiếm 0,91%). - Đất nâu thẩm phát triển trên đá mẹ Bazan: 37,5ha (chiếm 0,39%). - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 18,7ha (chiếm 0,20%).

Vậy đất ở xã rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng đặc biệt là các loại cây công nghiệp lâu năm như: Cà phê, hồ tiêu, cao su ... và cây ăn quả.

Nhận xét chung:

Khu vực nghiên cứu là đất đỏ phát triển trên đá mẹ bazan, loại đất này rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su và cây ăn quả chất lượng cao như sầu riêng, còn các loại đất phù sa ven sông suối ở các vùng trũng giữa núi thích hợp cho việc phát triển cây lương thực, rau đậu, thực phẩm, nhất là trồng lúa nước. Tuy nhiên, đất ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất dốc dễ bị xói mòn, rửa trôi, làm giảm độ phì nhiêu của đất một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhân dân trong khu vực chưa biết tận dụng tiềm năng về đất đai, chưa biết khai thác chúng, nên cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn.

* Thuỷ văn:

a) Xã Cư Né: Trên địa bàn xã Cư Né có hệ thống khe suối khá phong phú với diện tích là 197ha và hệ thống hồ đập với tổng diện tích là 103ha. Tuy nhiên số hồ đập trên địa bàn còn rất ít so với diện tích cây trồng và được phân bố không đồng đều trên địa bàn xã, phần lớn tập trung ở khu vực cà phê thuộc Xí nghiệp cà phê An Thuận. Do đó, nguồn nước chưa đủ cung cấp nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là vào mùa khô, kết quả đánh giá của xã vừa qua cho thấy diện tích cà phê bị hạn vào cuối mùa khô là 205ha, ước tính năng suất bị giảm 20-30%.

b) Xã Ea Drông: Do ảnh hưởng của địa hình nên các dòng suối chính trong vùng có hướng chảy chủ yếu từ Tây Bắc sang Đông Nam.

- Các suối chảy qua địa bàn xã: Như suối Ea Much, bắt nguồn từ phía Bắc xã EaBlang, chiều dài chảy dọc qua xã là 11km. Đây là suối chính có lưu lượng nước tương đối lớn và cung cấp nước tưới cho cây cà phê và cho sinh họat của khu vực Tây Bắc của xã. Suối Ea Drông bắt nguồn từ xã Ea Hồ huyện Krông Năng, chiều dài chảy dọc qua xã là 10km. Đây là suối chính có lưu lượng nước tương đối lớn và cung cấp nước tưới cà phê và sinh hoạt cho khu vực Đông Bắc của xã.

- Các suối bắt nguồn trong xã: Các suối bắt nguồn phía Bắc đổ vào suối Ea Drông gồm: Suối Ea Egnach, suối EaTung và các khe cạn.

- Suối EaTưm đổ vào suối lớn Ea Blang.

- Suối EaBoBru chảy vào xã Phú Xuân - huyện Krông Năng.

Nhìn chung khu vực nghiên cứu có hệ thống khe suối và đập chứa nước khá phong phú đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa nước một vụ.

c) Xã Cư Pơng:

- Nguồn nước mặt: Do ảnh hưởng của địa hình nên các sông suối trong vùng có hướng chảy chủ yếu Đông Nam - Tây Bắc .

- Các suối chảy qua khu vực: Ea Kouê, EaToh, Ea Bir, Ea Supprông, Ea Clock với tổng chiều dài 31km. Với tiềm năng nước mặt khá lớn. Tuy nhiên các suối trong vùng lòng sâu hẹp, độ dốc ven suối và dòng suối lớn không thuận lợi chi việc khai thác nước.

- Suối Ea Súp là suối dài nhất trong xã, xuất phát từ khu vực giáp xã Ea Ngay chảy về Tây Bắc đổ vào suối Ea Sup Né giáp xã Ea Nam huyện Ea Hleo. Đây là con suối cung cấp nước chính cho xã. Ngoài ra, còn có các con suối khác: Suối Ea Nung, suối Ea Brơ, suối Ea Mak, suối Ea Mar, suối Ea Mlung, suối Ea Dê, suối EaMnang, và suối Ea Nio. Từ kết quả quan sát mực nước ngầm tại các điểm khác nhau cho thấy sự suy giảm mực nước ngầm ở khu vực nghiên cứu vào những tháng mùa khô kiệt là rất lớn 1,4-2m.

Nguồn nước ngầm: Căn cứ vào tài liệu địa chất thuỷ văn kết hợp với việc khảo sát thực địa, mực nước ngầm về mùa khô ở các khu vực đỉnh và sườn đồi 30 - 40m. Khu vực gần sông suối 20-30m. Hiện nay, muốn khai thác nguồn nước để tưới nhân dân không chỉ đào sâu mà còn phát triển nhiều hướng xung quanh nên nguồn nước ngày càng suy kiệt. Đây có thể xem là khó khăn rất lớn đối với sản xuất của khu vực. Giải quyết được vấn đề nước tưới sẽ giải quyết được hàng loạt các vấn đề kinh tế- xã hội kèm theo và thúc đẩy sự phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)