Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trong các hệ thống sử dụng đất hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 69 - 72)

- Lạc Trồng Csóc Thu hoạch Trồng Csóc Thu hoạch

3.3.5- Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trong các hệ thống sử dụng đất hiện nay.

sử dụng đất hiện nay.

a.Cây ăn quả: Kết quả điều tra và phân tích hiệu quả kinh tế của loài cây ăn quả tại khu vực nghiên cứu được biểu hiện ở bảng 3.8 cho thấy sầu riêng, chôm chôm là những loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cần khuyến khích người dân gây trồng và phát triển những loại cây này ở những vùng thích hợp.

Bảng 3.8: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của cây sầu riêng.

Chỉ tiêu (i) Sầu riêng NPV 24.951.500 CPV 12.444.500 BPV 45.019,100 IRR 0,43 BCR 3,62 NPV/ năm 2.495.150

Nhìn vào bảng ta nhận thấy lợi nhuận ròng tính cho sầu riêng tương đối cao. Đây là 10 năm đầu của vườn sầu riêng, những năm về sau thì năng suất cao hơn sẽ cho lợi nhuận cao hơn

b- Cây công nghiệp: Thông qua số liệu điều tra phỏng vấn, phân tích và tính toán hiệu quả kinh tế cho 1ha các cây lâm nghiệp được ghi ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của các loại cây lâm nghiệp

Chỉ tiêu (i) Keo lá tràm Keo tai tượng Muồng đen Bạch đàn NPV 3.956.900 3.291.420 4.250.210 4.473.010 CPV 3.826.340 4.104.370 4.162.280 3.485.400 BPV 13.162.720 12.539.090 14.285.960 12.915.750 IRR 0.18 0.16 0.17 0.20 BCR 3.44 3.06 3.43 3.71 NPV/ năm 395.690 329.140 425.020 447.300

Qua bảng trên ta nhận thấy các chỉ tiêu kinh tế của một số loài cây lâm nghiệp tương đối thấp có thể là do cây trồng chưa ổn định phù hợp với đất đai, chỉ có bạch đàn phù hợp với đất đai hơn nên đầu tư thấp nhất nhưng thu nhập hằng năm của người dân cao nhất.

c- Cây nông nghiệp:

Khu vực nghiên cứu là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa thuộc diện đặc biệt khó khăn, diện tích đất nông nghiệp có khả năng sản xuất còn hạn chế, lương thực làm ra chủ yếu đủ cung cấp cho tiêu dùng của người dân trong xã. Cây lúa là cây lương thực chủ đạo của người đồng bào dân tộc bản địa ở khu vực nghiên cứu nói riêng và của cả Tây Nguyên nói chung, ngoài lúa ra còn các loại ngô, đậu, sắn, khoai,.... Cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cây ăn trái trồng xen vào cà phê vừa tăng thu nhập vừa che gió chống xói mòn. Lúa và các cây màu khác có chu kỳ sản xuất ngắn, rất nhanh được thu hoạch, bảng 3.10 thể hiện kết quả tổng hợp cân đối giữa thu và chi của một số loài cây nông nghiệp.

Bảng 3.10: Tổng hợp thu chi của một số loài cây nông nghiệp cân đối (1ha/năm, đồng)

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu Cây lúa Sắn Cây lạc Đỗ tương Ngô Chi phí 2.950.000 569.200 1.865.626 2.340.000 4.547.000 Thu nhập 5.200.000 942.200 5.100.000 5.155.000 6.750.000 Lợi nhuận 2.250.000 373.000 3.234.374 2.815.000 2.203.000

d- Cây công nghiệp dài ngày:

Khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Tây Nguyên nói chung rất phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, điều, tiêu. Cà phê, tiêu có trong khu vực nghiên cứu chủ yếu ở thời kỳ kinh doanh nhưng năng suất cà phê, tiêu ở khu vực nghiên cứu rất thấp là do nhân dân ở đây kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư thâm canh cho cà phê còn rất thấp. Do đó, Nhà nước cần có chính sách cho nhân dân vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư chăm sóc cho cà phê, tiêu. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế cho cây cao su, cà phê chè được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.11: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của các loài cây công nghiệp.

Chỉ tiêu (i) Cà phê chè (10 năm) Cao su (35 năm)

NPV 19.421.710 24.109.713,39 CPV 51.141.180 101.230.567,97 BPV 80.787.460 201.269.102,06 IRR 0.31 0,10 BCR 1,58 1,99 NPV/ năm 1.942.171 688.848,95

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)