- Lạc Trồng Csóc Thu hoạch Trồng Csóc Thu hoạch
3.4.2.1- xuất phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Căn cứ vào chế độ chính sách của nhà nước; phương hướng phát triển nông lâm nghiệp của địa phương; hiện trạng sử dụng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp; quỹ đất của xã; năng suất, sản lượng cây trồng; nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân; nhu cầu thị trường; khả năng thích nghi sử dụng đất trên các nhóm đất; thực trạng về áp dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống và lai tạo.
- Định hướng phát triển hệ thống vườn tạp bằng cách trồng xen cây ăn quả có chất lượng cao với cây cà phê vối để nâng cao đời sống người dân trong vùng.
- Đối tượng phân bổ đất chuyên dùng: Đất xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, an ninh quốc phòng.
a- Quy hoạch mặt bằng sản xuất.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đánh giá về:
Tiềm năng đất đai của các xã còn dồi dào, chủ yếu đất đỏ bazan chiếm thích hợp cho trồng cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Còn những loại đất xám, đất phù sa ven sông suối thích hợp cho trồng màu, trồng lúa nước.
Địa bàn nghiên cứu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình năm là 21,7oc, lượng mưa trùn bình năm là 1530,7mm thích hợp cho cây nông lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển.
Địa hình cao và chia cắt nhiều rất thích hợp cho phát triển những hệ thông nông lâm nghiệp những phải có các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn.
Để đủ lượng nước tưới cho diện tích đất canh tác vào mùa khô thì phải nâng cấp các hệ thống đập hiện có và quy hoạch thêm một số hồ, đập chứa nước.
Cơ cấu cây trồng vật nuôi của xã:
Cây lâm nghiệp: Rừng trồng chủ yếu ở đây là rừng trồng keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn.
Cây ăn quả: Trồng cây ăn quả chất lượng cao như: sầu riêng xen cà phê. Cây công nghiệp: Trồng cao su, cà phê, tiêu chủ yếu là những giống có năng suất không cao nên thay thế giống mới có năng suất cao hơn.
Cây lúa, màu: Duy trì diện tích trồng lúa và màu hiện có, xây dựng hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước tưới cho lúa nước.
Nguồn nhân lực dồi dào có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động tại địa phương.
Dựa vào những căn cứ trên chúng tôi quy hoạch lại mặt bằng sử dụng đất được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.13: Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất ở các xã
ĐVT : ha Tên xã Cư Né Ea Drông Cư Pơng Tổng diện tích tự nhiên 11.640 4.873 9.500 1- Đất nông nghiệp 5.982 3.668,1 5.864
- Đất cây hàng năm 137 1.918 682
+ Đất lúa 82 142,7
+ Đất màu 55 1.775,3 682
- Đất cây lâu năm 5.636 1.297,6 4.982
+ Đất Cà phê 4.586 1.000 3.930 + Đất Cao su 1.050 297,6 1.076 - Đất vườn 209 452,5 200 2- Đất lâm nghiệp 4.337 466,5 2.165 + Rừng tự nhiên 2.288 1.160 + Rừng trồng 2.049 466,5 1.005 3- Đất chuyên dùng 1.042 543,5 1.097 - Đất xây dựng 14 9 8 - Đất giao thông 795 352 684 - Đất thuỷ lợi 137 82,5 77 - Đất an ninh quốc phòng 56 - Đất nghĩa địa 7 18 10 - Đất chuyên dùng khác 33 82 318 4- Đất ở nông thôn 69 76,5 103 5- Đất chưa sử dụng 210 118,4 271
- Đất đồi núi chưa sử dụng 22 97,4 58
Qua bảng trên ta có những nhận xét:
Về quy hoạch đất ở nông thôn: Căn cứ theo quy chuẩn của Nhà nước ban hành tại điều 54 luật đất đai năm 1993 quy định diện tích đất thổ cư cho một hộ gia đình vùng nông thôn: Người kinh là 400m2, dân tộc thiểu số là 800m2; về mức độ gia tăng dân số đến năm 2010 của các xã mà ta phân bổ đất thổ cư cho phù hợp.
Về đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp ở các xã không thay đổi nhiều, nhưng diện tích những loại cây trồng khác nhau. Xã Cư Né và Ea Drông đã mở rộng diện tích trồng lúa nước. Bởi vì hai xã Cư Né và Ea Drông có quỹ đất gần sông suối nhiều với độ dốc nhỏ dễ khai thác nguồn nước tưới tiêu.
Đất lâm nghiệp: Đối với rừng ở hai xã Cư Né và Cư Pơng được tiến hành chủ yếu khoanh nuôi và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt. Còn xã Ea Drông tăng cường công tác trồng rừng trên diện tích hoang hoá. Vì hầu hết diện tích rừng ở hai Cư Né và Cư Pơng chủ yếu là rừng nghèo kiệt, còn xã Ea Drông thì diện tích đất hoang hoá còn tương đối lớn thích hợp cho trồng rừng.
Đất trường học ở các xã đều tăng là do lượng học sinh đến trường ngày tăng lên.
Đất chưa sử dụng giảm xuống là do phân bổ trồng rừng, đất nông nghiệp, đất thuỷ lợi....
Nhìn chung hệ thống đường giao thông đang bị xuống cấp. Để phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá, giao lưu kinh tế, văn hoá của các xã được thuận lợi thì phải nâng cấp mặt đường và mở rộng chiêu ngang.
b- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
Căn cứ kết quả đánh giá phân loại cây trồng, vật nuôi và điều kiện thuận lợi của khu vực nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Bảng 3.14: Bảng xếp hạng cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Xếp hạng Cây lâm nghiệp
Cây nông nghiệp
Cây ăn quả Cây công nghiệp Vật nuôi 1 Keo tai tượng Ngô + lúa nước
Sầu riêng Cao su Gà
2 Keo lá tràm
Lạc Chôm
chôm
Cà phê chè Bò
3 Muồng đen Đỗ Chuối Tiêu Trâu + Lợn
4 Bạch đàn Sắn +khoai Mít + xoài Điều Vịt + cá Theo bảng ta nhận thấy phân bố cơ cấu cây trồng vật nuôi hạng 1 (keo tai tượng, ngô, lúa nước, cao su, sầu riêng, gà) là phù hợp nhất đối với khu vực nghiên cứu. Còn hạng 4 là ít phù hợp nhất nên mang lại hiệu quả không cao.