Dự tính hiệu quả tổng hợp của một số loài cây trồng chín h:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 85 - 90)

- Lạc Trồng Csóc Thu hoạch Trồng Csóc Thu hoạch

3.5.3- Dự tính hiệu quả tổng hợp của một số loài cây trồng chín h:

Để lựa chọn một mô hình sản xuất hợp lý, ngoài việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế (CPV, BPV, NPV, BCR,IRR, ...) đã trình bày ở trên thì một trong những nhân tố quan trọng nhất cần xét đến là hiệu quả kinh tế tổng hợp (Ect) của các mô hình làm cơ sở cho việc lựa chọn các mô hình hợp lý.

Trên cơ sở số liệu tính toán và áp dụng công thức (2.5), chỉ số hiệu quả tổng hợp của các loài cây trồng được tính toán và tổng hợp ở bảng 3.19

Bảng 3.19: Chỉ số hiệu quả tổng hợp của một số loài cây trồng chính

Chỉ tiêu Trị số Trị số tối uư Cao su Cà phê chè Keo látràm Keo taitượng Muồngđen Bạch đàn NPV/ năm Max 1.691,29 688,84 1.942,17 395,69 329,14 425,02 447,30 BCR Max 3,70 1,99 1,57 3,44 3,05 3,43 3,70 IRR Max 0,30 0,10 0,30 0,18 0,16 0,17 0,19 CPV Min 3.485,40 101.230,56 51.141,18 3.826,34 4.104,36 4.162,27 3.485,40 CLĐ (công) Max 4.200 4.200 1.400 230 235 270 210 Gh Max 506.000,0 506.000,0 110.000,0 15.000,00 14.300,00 16.300,00 15.500,00 Ect 0,55 0,53 0,46 0,41 0,45 0,50 Xếp hạng 1 2 4 6 5 3 Qua bảng 3.19 ta thấy:

Cây cao su là cây có hiệu quả tổng hợp cao nhất trong trong 6 loại cây trên (Ect=0,55) tỷ lệ thu hồi vốn (IRR=10%), khả năng thu hút lao động lớn nhất (4200 công), vì vậy cần phát triển cây cao su trên địa bàn. Cây cà phê chè là cây xếp thứ hai sau cây cao su có (Ect=0,53), tỷ lệ thu hồi vốn (IRR=43%%), giải quyết công ăn việc làm sau cây cao su. Trong các loài cây lâm nghiệp thì bạch đàn có Ect=0,50 cao nhất trong các cây lâm nghiệp nhưng không được người dân trong khu chấp nhận vì họ cho rằng trồng bạch đàn thường làm cho đất cằn khô, những loài cây keo và muồng đen tuy thu nhập không cao các cây này có khả năng bảo vệ môi trường sinh thái tốt nên người dân chọn làm cây trồng trên đất lâm nghiệp.

CHƯƠNG 4

KếT LUậN, TồN TạI Và KIếN NGHị

4.1- Kết luận :

Từ những kết quả nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất tổng hợp và bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện Krông Buk tỉnh Đắc Lắc, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Những căn cứ :

+ Căn cứ vào các Điều, Bộ luật, Nghị định, các Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan: Luật đất đai (Năm 1987 và 1993), Luật bảo vệ và phát triển rừng, các Nghị định 64/CP, 02/CP, 01/CP, 163/NĐ về giao đất nông nghiệp, giao đất lâm nghiệp và giao khoán đất. Các Thông tư hướng dẫn Bộ, Ngành có liên quan cũng như các quy định của địa phương khi cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Những căn cứ trên cần phải được cụ thể hoá và đưa nó vào cuộc sống của người dân.

+ Căn cứ vào tình hình và kế hoạch quy hoạch quản lý, sử dụng quỹ đất đai và tiềm năng đất đai của địa phương. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai và trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của cộng đồng các dân địa phương.

+ Căn cứ vào nhu cầu nguyện vọng của người dân, khả năng đầu tư của người dân cũng như khả năng hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn tài trợ khác.

- Một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất tổng hợp và bền vững tại khu vực nghiên cứu là điều kiện kinh tế - xã hội, nhân văn của địa phương được phản ánh qua các mặt sau:

+ Cở sở hạ tầng, vốn và khả năng đầu tư của người dân.

+ Tổng thu nhập của người dân, năng suất của các loại cây trồng.

+ Trình độ dân trí, khả năng học hỏi, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng nắm bắt thông tin kinh tế thị trường.

- Ngoài những căn cứ và các yếu tố kinh tế xã hội, nhân văn, các yếu tố tài nguyên, môi trường, kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bền

+ Về quỹ đất: Với diện tích đất bình quân trên đầu người rất cao 1,5ha/người và diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao (chiếm 61,73% tổng diện tích tự nhiên của khu vực) rất thuận lợi cho việc bố trí cây trồng vật nuôi thích hợp. Đất ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất đỏ bazan rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của một số cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có chất lượng cao.

+ Về tài nguyên: Rừng tự nhiên ở hai xã Cư Né và Cư Pơng chủ yếu là rừng nghèo kiệt. Rừng trồng trong khu vực nghiên cứu với năng suất thấp. Rừng tự nhiên đã bị khai thác quá mức, đất đai bị xói mòn, rửa trôi mạnh nên cần có biện pháp khoanh nuôi phục hồi.

+ Về khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 21,7oc, lượng mưa trung bình năm 1530,7mm rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây nông lâm nghiệp do đó tạo ra nhiều sản phẩm.

+ Tập quán canh tác: Người dân ở đây có trình độ dân trí, tập quán canh tác còn lạc hậu chủ yếu là khai thác bóc lột tiềm năng đất đai mà chưa nghĩ đến việc cải tạo đất, do đó làm cho sức sản xuất của đất giảm xuống ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

- Thông qua những căn cứ, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bền vững như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau;

+ Trong giai đoạn tới cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được đồng thời thâm canh tăng vụ, áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đưa giống có năng suất cao phù hợp với điều kiện vào sản xuất, đầu tư xây hồ đập chứa nước để phát triển cây lúa nước, đủ nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô.

+ Cải tạo vườn tạp bằng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, chôm chôm. Bố trí cây trồng xen cây sầu riêng vào diện tích cà phê vối có năng suất kém để tăng thu nhập cho người dân.

+ Phát triển hệ thống dịch vụ thú y nhằm phòng chống dịch bệnh tốt cho gà, bò, trâu, lợn... để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

+ Cần phải mở rộng công tác trồng rừng trên diện tích đất hoang hoá để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đảm bảo an toàn sinh thái trong khu vực.

- Dự tính hiệu quả tổng hợp:

Mỗi loại cây trồng có một thế mạnh riêng, song nếu xét về mặt tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội thông qua Ect, thứ tự ưu tiên như sau: cao su, cà phê chè, bạch đàn, keo lá tràm, muồng đen, keo tai tượng. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng sinh thái về mọi mặt cần phối hợp các loại cây kể trên một cách hợp lý trong toàn xã.

4.2- Tồn tại:

Quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân tộc thiểu số với quy mô cấp thôn, xã là một vấn đề mới, đặc biệt là trong cách tiếp cận, nên việc triển khai của công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn gặp nhiều khó khăn và kết quả thực hiện cũng không tránh khỏi những hạn chế.

Chế độ chính sách có liên quan đến đất đai chưa thực sự ổn định, vẫn có sự bổ sung, chỉnh sửa cho nên cũng có những khó khăn nhất định trong công tác quy hoạch sử dụng đất.

4.3- Kiến nghị:

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, đảm bảo cho sự phát triển nông lâm nghiệp bền vững, công tác quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước khi tiến hành giao khoán đất theo Nghị định 64/CP, 163/CP và Nghị định 01/CP.

Mở rộng thị trường tiêu thụ những loại sản phẩm hàng hoá do người dân sản xuất ra nhất là cà phê, mủ cao su, tiêu.

Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đời sống người đân còn thấp để phát triển sản xuất đặc biệt là trồng những loại cây công nghiệp lâu năm, trồng cây sầu riêng xen vào cà phê vối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)