- Lạc Trồng Csóc Thu hoạch Trồng Csóc Thu hoạch
3.5- Hiệu quả dự đoán của phương án quy hoạch sử dụng đất: 3.5.1-Hiệu quả kinh tế:
3.5.1-Hiệu quả kinh tế:
* Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng nông lâm nghiệp :
Để đánh giá khả năng phát triển của vùng quy hoạch trong tương lai đề tài chúng tôi tiến hành dự tính sản lượng và hiệu quả cho một số cây trồng chính. Bao gồm:
Cây màu: lạc, đỗ, ngô, ...
Cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm
Cây lâm nghiệp: keo các loại, muồng đen. Cơ sở để tính chi phí thu nhập:
- Căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật áp dụng cho một số cây trồng nông nghiệp và giá cố định năm 1994.
- Căn cứ cơ sở tính toán quy hoạch nông nghiệp.
- Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng năm 1988.
- Căn cứ bảng dự toán chi phí sản xuất được tính theo thông tư số 9/KH của Bộ lâm nghiệp (cũ).
- Căn cứ vào điều tra cụ thể một số mô hình có vườn cây ăn quả về giá trị của một số loại vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, ... Tại thời điểm nghiên cứu trên cơ sở đó để tính toán một số chỉ tiêu kinh tế cho 1ha.
a- Dự tính thu nhập cho 1ha cây ăn quả :
Kết quả tính toán ở bảng 3.15. Cho thấy thu nhập và chi phí cho 1ha cây ăn quả. Mặt khác sầu riêng, chôm chôm là những cây có khả năng phòng hộ chống xói mòn đất và giữ nước tốt có thể thay thế được một phần chức năng phòng hộ như các loại rừng trồng.
Bảng 3.15: Chi phí và thu nhập trong 10 năm của 1ha cây sầu riêng.
Loài cây Thu nhập Chi phí Lãi
Sỗu riêng 77.700.000 18.690.000 59.010.000
b- Dự toán thu nhập cho 1ha cà phê chè trong một chu kỳ :
Bảng 3.16 : Kết quả dự tính chi phí thu nhập cho cà phê chè, cao su trong một chu kỳ kinh doanh.
Loài cây Chỉ tiêu Cà phê chè (10 năm) Cao su (35 năm) Chi phí 74.295.000 285.443.916 Thu nhập 110.000.000 506.000.000 Lợi nhuận 35.705.000 220.556.084
Cây cà phê chè, cao su là cây trông rất thích hợp với khu vực nghiên cứu. Nó là nguồn thu nhập đáng kể của người dân trong xã. Nói chung cây cà phê chè, cao su đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong xã.
c- Dự tính chi phí và thu nhập cho 1ha cây lâm nghiệp trong 10 năm : Bảng 3.17: Kết quả dự kiến thu nhập và chi phí cho 1ha cây lâm nghiệp trong 10 năm.
Loài cây Keo lá tràm Muồng đen Keo tai
tượng Bạch đàn Thu nhập 15.000.000 16.300.000 14.300.000 15.500.000 Chi phí 4.712.000 4.902.000 5.038.000 4.342.000 Lãi 10.288.000 11.398.000 9.262.000 11.158.000
Qua bảng 3.17 ta nhận thấy thu nhập từ cây lâm nghiệp của khu vực là rất thấp, loài cây cho thu nhập cao nhất là muồng đen và thấp nhất là keo tai
Căn cứ vào các tính toán trên đây, nếu phương án được triển khai theo đúng tiến độ thì trong một chu kỳ (10 năm) có thể thu được một lượng sản phẩm theo ước tính như sau:
- Xã Cư Né:
Nguồn thu tiền mặt là: 472.621.250.000đ. Trong đó: + Từ diện tích trồng lúa: 4.264.000.000đ.
+ Từ diện tích trồng màu: 3.273.875.000đ.
+ Từ diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả: 433.784.900.000đ. + Từ diện tích lâm nghiệp: 31.298.475.000đ.
Bình quân thu nhập trên một năm : 47.262.125.000đ, bình quân thu nhập trên đầu người: 6.810.104đ ( so với thu nhập bình quân trên đầu người năm 1998: 2.831.115đ).
- Xã Cư Pơng:
Nguồn thu tiền mặt là: 527.100.615.000đ. Trong đó: + Từ diện tích trồng màu: 40.592.640.000đ.
+ Từ diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả: 471.156.600.000đ. + Từ diện tích lâm nghiệp: 15.351.375.000đ.
Bình quân thu nhập trên một năm : 52.710.061.500đ, bình quân thu nhập trên đầu người: 7.757.324đ (so với thu nhập bình quân trên đầu người năm 1998: 6.843.671đ.
Nguồn thu tiền mặt là: 210.321.017.500đ. Trong đó: + Từ diện tích trồng lúa: 7.420.400.000đ.
+ Từ diện tích trồng màu: 57.274.580.000đ.
+ Từ diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả: 148.500.250.000đ. + Từ diện tích lâm nghiệp: 7.125.787.500đ.
Bình quân thu nhập trên một năm: 21.032.101.750đ, bình quân thu nhập trên đầu người: 2.100.295đ (so với thu nhập bình quân trên đầu người năm 1998: 1.156.287đ)