Hiệu quả xã hội và môi trườn g:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 83 - 85)

- Lạc Trồng Csóc Thu hoạch Trồng Csóc Thu hoạch

3.5.2. Hiệu quả xã hội và môi trườn g:

a- Hiệu quả xã hội : Nếu như trước đây thu nhập của người dân chủ yếu là từ làng ruộng, phát rừng làm nương rẫy để trồng lúa, ngô, sắn, ... và một số ít từ chăn nuôi và một số loại gia cầm, bằng hình thức thả rông và do vậy đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, thậm chí tình trạng thiếu ăn từ 2 - 3 tháng tương đối phổ biến thì thông qua thực hiện phương án sử dụng đất tổng hợp thu nhập của họ từng bước được tăng lên. Người dân đã biết làm chủ được mảnh đất của mình, chủ động đầu tư cho sản xuất lâu dài, ổn định nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu tại chỗ và bán ra thi trường.

- Giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình trong xã. Với cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch thì nhu cầu về lao động của xã sẽ tăng lên so với hiện nay, trong đó phát triển cây cà phê chè là cần nhiều lao động trong hầu hết các tháng trong năm nhất là vào thời kỳ cà phê chè chính vụ. Ngoài cây cà phê chè còn phát triển trồng cây ăn quả như sầu riêng, cây lâm nghiệp và sản xuất lúa, cây màu, chăn nuôi, ... Xây dựng tốt mô hình nông lâm kết hợp, thu bán sản phẩm đều có nhu cầu lao động. Thông qua sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa người dân cũng được nâng cao về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, giao lưu với bên ngoài, có điều kiện học

tệ nạn xã hội cũng được hạn chế, bởi vì họ không còn thời gian nhàn rỗi để tìm đến những việc không lành mạnh.

Ngoài ra hiệu quả xã hội còn được phản ánh thông qua mức độ chấp nhận của người dân đối với các loại cây trồng và các phương thức sử dụng đất khác nhau. Kết quả này được thể hiện qua bảng 3.18 hiệu quả xã hội khi đánh giá xếp hạng các loại cây trồng trong xã thông qua các chỉ tiêu:

+ Về khả năng vốn đầu tư, phương thức nào có mức đầu tư thấp sẽ được người dân chấp nhận, từ bảng 3.18 ta nhận thấy cây bạch đàn là cây có mức đầu tư thấp.

Bảng 3.18 : so sánh hiệu quả xã hội của một số loài cây trồng

Chỉ tiêu PTC tác Đầu tư (đồng) Xếp hạng L. động (công) Xếp hạng Giá trị hàng hóa (đồng) Xếp hạng Cà phê chè 74.295.000 5 1400 2 110.000.000 2 Cao su 285.443.919 6 4200 1 506.000.000 1 Keo tai tượng 5.038.000 4 235 4 14.300.000 6 Keo lá tràm 4.712.000 2 230 5 15.000.000 5 Muồng đen 4.902.000 3 270 3 16.300.000 3 Bạch đàn 4.342.000 1 210 6 15.500.000 4

+ Về giải quyết việc làm, phương thức nào thu hút được nhiều lao động cũng dễ được chấp nhận như sản xuất cà phê chè, cao su.

+ Về khả năng phát triển thành hàng hóa, phương thức nào có giá trị hàng hóa bán ra thị trường và đem lại thu nhập cao thì sẽ được hộ gia đình chấp nhận, từ bảng trên ta thấy cà phê chè, cao su thu nhập cao và được người dân chú trọng phát triển.

b- Hiệu quả về môi trường sinh thái:

Trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà còn quan tâm đến hiệu quả xã hội, môi trường sinh thái. Một mô hình sản xuất kinh doanh được coi là bền vững khi nó đạt hiệu quả cả trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.

Khu vực nghiên cứu là các xã miền núi, đất đai thì có đặc điểm là dốc, địa hình phân cắt nhiều, lượng mưa tập trung theo mùa, do vậy đất canh tác thường bị xói mòn rửa trôi rất mạnh, làm cho độ màu mỡ của đất bị giảm, kéo theo làm năng suất cây trồng giảm. Để hạn chế vấn đề nêu trên thì việc tìm ra các phương thức sử dụng đất tổng hợp bền vững cho phù hợp với từng vùng là một việc làm cần thiết.

Hiện tại, khu vực nghiên cứu có các loại hình sử dụng đất cây ăn quả (sầu riêng + cà phê vối).

Trong điều kiện đất đai của khu vực nghiên cứu theo như đã quy hoạch thì áp dụng các phương thức sử dụng đất tổng hợp bao gồm cây ăn quả, cà phê chè, cây lâm nghiệp, cây lúa, cây màu, chăn nuôi là có khả năng bảo vệ môi trường sinh thái tốt nhất trong từng khoảng thời gian, không gian phù hợp sẽ tạo nên được một hệ canh tác ổn định bền vững, đảm bảo an toàn sinh thái tăng năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)