Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai 3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất của các xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 56 - 58)

3.3.1- Hiện trạng sử dụng đất của các xã.

Để xây dựng và sử lý hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, trước tiên phải tìm hiểu được hiện trạng sử dụng đất của khu vực. Đất ở khu vực chủ yếu

là đất đỏ thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn lại là một số loại đất phù sa ven sông, suối và đất dốc tụ giữa các núi thích hợp cho việc phát triển trồng cây màu và lúa nước. Hiện trạng sử dụng đất của các xã được tổng hợp ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất của các xã.

Tên xã Cư Né Ea Drông Cư Pơng

Tổng diện tích tự nhiên 11.640 4.873 9.500 1- Đất nông nghiệp 6.019,8 3.866 5.147 - Đất trồng cây hàng năm 83,3 1.958 522

+ Đất lúa 152

+ Đất màu 83,3 1.806 522

- Đất cây lâu năm 5.702,8 1.416 4.418

+ Đất Cà phê 4.710 1.416 4.053 + Đất Cao su 992.8 365 - Đất vườn 234 492 207 2- Đất lâm nghiệp 2.980 39 1.379 + Rừng tự nhiên 2.472 1.174 + Rừng trồng 508 39 205 3- Đất chuyên dùng 987,2 349 982 - Đất xây dựng 8 5 6 - Đất giao thông 787 316 665 - Đất thuỷ lợi 103 14 11 - Đất an ninh quốc phòng 56 - Đất nghĩa địa 0,2 14 8 - Đất chuyên dùng khác 33 292 4- Đất ở nông thôn 37 61 72 5- Đất chưa sử dụng 1.616 558 1.920 - Đất đồi núi chưa sử dụng 1.419 537 1.707

Qua bảng trên ta nhận thấy tổng diện tích tự nhiên của xã Cư Né là lớn nhất 11.640ha còn nhỏ nhất là xã Ea Drông là 4.873ha. Nhưng diện tích đất nông nghiệp của xã Ea Drông chiếm một tỷ lệ 79,33% (tổng diện tích tự nhiên của xã) lớn hơn hai xã còn lại. Do đó nhân dân ở xã Ea Drông thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp.

Nhìn chung một phần diện tích đất rừng tự nhiên đã bị khai thác để chuyển sang đất nông nghiệp, đất đai dốc và tập quán canh tác lạc hậu của người dân tại chỗ đã làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, làm giảm độ phì nhiêu. Diện tích đất lâm nghiệp của xã Cư Né chiếm 25,60%, xã Cư Pơng chiếm 14,51% còn xã Ea Drông chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Qua đây gợi cho ta cần phải có biện pháp khoanh nuôi và bảo vệ diện tích rừng hiện có của hai xã Cư Né, Cư Pơng và tăng cường công tác trồng rừng của xã Ea Drông.

Đất chưa sử dụng chiếm một diện tích tương đối lớn do đó cần phải có chính sách hỗ trợ đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật để trồng lại rừng và phát triển hệ thống nông lâm kết hợp.

Diện tích đất dành cho thuỷ lợi của xã Cư Né cao hơn hai xã còn lại nên tình hình thuỷ lợi của xã Cư Né thuận lợi hơn hai xã còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất bền vững có sự tham gia trên địa bàn huyện krông buk đắk lắk​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)