bàn TP.Hồ Chí Minh
Theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 ngày 27/3/1996, mức pháp định đối với các NHTMCP được hình thành từ năm 1996 trở đi: tại TP.Hồ Chí Minh là 150 tỷ đồng, tại Hà Nội là 100 tỷ đồng, các tỉnh, thành phố khác là 50 tỷ đồng.
Ngày 22/11/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD. Theo đó đến ngày 31/12/2008, mức VĐL của các NHTMCP tối thiểu phải đạt 1.000 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2010, mức VĐL của các NHTMCP tối thiểu phải đạt 3.000 tỷ đồng.
Ngày 26/01/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD. Theo đó đến ngày 31/12/2011, các NHTMCP phải đạt mức VĐL 3.000 tỷ đồng, trong thời gian này các NHTMCP chưa đảm bảo mức vốn pháp định, NHNN không xem xét mở rộng phát triển mạng lưới hoạt động và mở rộng nội dung hoạt động. Sau ngày 31/12/2011, NHNN xem xét, quyết định xử lý theo quy định của pháp luật đối với các NHTMCP không đảm bảo mức vốn pháp định.
Nhìn cụ thể vào tình hình vốn của các NHTMCP có thể thấy, nhiều ngân hàng do lịch sử phát triển, có thương hiệu, năng lực quản trị điều hành khá, chiến lược kinh doanh rõ ràng và phù hợp, tận dụng các điều kiện thuận lợi của các năm gần đây nên hiện nay nhiều NHTMCP đã đạt mức vốn gấp 3- 5 lần số vốn quy định cho năm 2008. Một số NHTMCP tiến hành bán cổ phần cho các cổ đông chiến lược nước ngoài như:
hàng ANZ sở hữu 9,87% VĐL, Dragon Financial Holdings sở hữu 8,77% VĐL và IFC đang sở hữu 7,65% VĐL của Sacombank.Tuy nhiên, đến giữa năm 2012, 03 cổ đông nước ngoài này đã tiến hành thoái vốn tại Sacombank và nhường chân cho Eximbank. Hiện nay, chỉ có 01 cổ đông lớn đang sở hữu tại Sacombank là Eximbank sở hữu 9,73% VĐL
- ACB là một trong 2 NHTMCP đầu tiên có các cổ đông chiến lược là các tập đoàn tài chính lớn của nước ngoài là Standard chartered APR Ltd sở hữu 8,77% VĐL, Connaught Investors sở hữu 7,26% VĐL, Dragon Financial Holding Ltd sở hữu 6,81% VĐL, Standard chartered Bank Hong Kong Ltd sở hữu 6,23% VĐL.
- Ngân hàng có VĐL lớn nhất trong khối NHTMCP đó là Eximbank, đạt 12.355 tỷ đồng. Eximbank đã bán 15% vốn cổ phần cho đối tác chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một trong số ít tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và thế giới. Không chỉ có vậy, SMBC còn trợ giúp Eximbank về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị ngân hàng. Ngoài ra, còn 02 cổ đông sở hữu trên 5% VĐL của Eximbank là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (chiếm tỷ lệ 8,195%), VOF Investment (chiếm tỷ lệ 5,023%).
- ABBank, OCB, PNB có cổ đông chiến lược lần lượt là Maybank, BNP Paribas, UOB, là những ngân hàng nổi tiếng trên thế giới. Sở hữu ban đầu của các cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam ban đầu chỉ chiếm 10% VĐL nhưng đến thời đến 31/12/2012, các cổ đông chiến lược này đều sở hữu 20% VĐL. Đây được xem là bước ngoặt để các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài giúp các ngân hàng trong nước về quản trị, điều hành, công nghệ còn giúp các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực tài chính.
ngân hàng khác như: VAB, DongABank, HDBank, ABBank... cũng đã đạt quy mô VĐL khá lớn so với quy định. Do đó các NHTMCP hoàn thành được kế hoạch tăng vốn theo đúng dự kiến đề ra theo quy định của Chính phủ. Sau khi thương vụ hợp nhất 03 ngân hàng: SCB, FCB, VNTN thành công, VĐL của ngân hàng khá lớn, được xếp vào những ngân hàng sau hợp nhất có VĐL lớn.
Tính cuối năm 2012, các NHTMCP có trụ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh có tổng số VĐL là 79.676 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2011. Trong năm 2012, các NHTMCP đều có kế hoạch tăng VĐL đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua nhưng do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, một số ngân hàng không thực hiện tăng VĐL như: Sacombank, Eximbank, NAB, ACB, ABBank, VAB,…do đó, VĐL năm 2012 tăng rất ít so với các năm trước.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ HỘI SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN