Vốn tự có của NHTM bao gồm VĐL, lợi nhuận giữ lại không chia, các quỹ…Trong đó, VĐL của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có ảnh hưởng nhiều đến việc tăng, giảm vốn tự có. Hay nói cách khác, NHTMCP muốn tăng vốn tự có, ngân hàng chỉ cần tăng VĐL. Vốn tự có được xem là chốt chặn cuối cùng phòng thủ của mỗi ngân hàng trước các rủi ro. Thông thường, nó luôn nằm trong xu hướng tăng, do liên tục tích lũy suốt quá trình hoạt động.
Với thị trường, quy mô vốn tự có là uy tín, sức mạnh của mỗi ngân hàng, thậm chí là một cam kết ngầm với khách hàng về năng lực bảo vệ họ
Với chính ngân hàng, đây là một tham chiếu quan trọng điều chỉnh cho nhiều hoạt động, như để xác định tỷ lệ an toàn vốn, để xác định các giới hạn và trạng thái trong kinh doanh mà Ngân hàng Nhà nước ấn định, và nhất là về cấp tín dụng.
2.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn so với vốn tự có của các NHTMCP TP.Hồ
Chí Minh năm 2012
Đơn vị tính: Tỷđồng
STT Tên ngân hàng Vốn cấp 1 Vốn cấp 2 trCác khoừ khỏi vảốn gin tựảm có
1 Sacombank 11.441 3.004 1.239 2 DongABank 5.145 361 0 3 Eximbank 11.271 3.705 0 4 NAB 2.908 61 0 5 ACB 7.437 4.292 0 6 SaigonBank 3.397 121 684 7 HDBank 5.051 10 1.683 8 ABBank 4.078 138 0 9 Bản Việt 3.011 45 0 10 PNB 3.337 140 0 11 OCB 3.433 123 0 12 SCB 10.709 258 0 13 Navibank 3.008 61 0 14 VAB 3.258 105 500 Tổng cộng 77.485 12.426
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.[22]
Trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc thu hút vốn từ các cổ đông diễn biến khá phức tạp nhưng việc các NHTMCP duy trì được cơ cấu vốn tự có ở những mức tỷ lệ như trên được xem là rất tốt. Đặc biệt là các NHTMCP có quy mô vốn lớn như: Eximbank, ACB, Sacombank, so với các NHTMCP có mức VĐL ở ngưỡng mức 3.000 tỷ đồng, bên cạnh quy mô vốn cấp 1 thấp chủ yếu là VĐL, còn vốn cấp 2 khá thấp,
điều này rất đáng lo ngại vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn vẫn còn rất lớn xảy ra các sự cố. Mặt khác, hiện nay giá cả cổ phiếu tương đối thấp cho thấy tỷ lệ tăng quỹ thặng dư vốn của các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn so với thời điểm thị trường chứng khoán đang nóng như năm 2006 - 2007. Do đó, các ngân hàng cần phải tuân thủ các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động, sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả để tránh các tình huống xấu xảy ra. Ngoài ra, các NHTMCP trên địa bàn cũng cần chú ý hơn đến việc tìm kiếm các công cụ nợ dài hạn để tăng quy mô vốn tự có, việc sử dụng quá các nguồn vốn có chi phí cao không chỉ làm giảm hiệu quả mà còn có thể làm tăng nguy cơ phá sản khi thị trường tài chính biến động theo hướng bất lợi.
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng và cơ cấu vốn tự có của các NHTMCP TP.Hồ Chí Minh năm 2012/2011. Đơn vị tính: % Toàn hệ thống NHTMCP ngân hàng lNhóm 3 ớn Chỉ tiêu Tăng trưởng Tỷ lệ/tổng tài sản có rủi ro Tăng trưởng Tỷ lệ/tổng tài sản có rủi ro Vốn tự có 11,7 12,34 5,4 11,3 Vốn cấp 1 18,3 11,81 5,8 9,1 - VĐL 14,4 12,14 0 9,8 - Quỹ dự trữ bổ sung VĐL 101,2 0,36 136,4 0,6 - Thặng dư vốn cổ phần -3,9 0,36 0,0 0,6 Vốn cấp 2 51,1 1,89 53,9 3,3 - Quỹ dự phòng tài chính 39 0,6 43,8 0,8 Vốn huy động 9,9 107,5 -3,9 103,7 Tổng tài sản có rủi ro 13 100 2,6 100
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.[22]
trường nhưng nếu mục tiêu không rõ ràng các ngân hàng có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên thực tế cho thấy áp lực tăng VĐL đối với các NHTMCP gặp rất nhiều thuận lợi và hoàn thành theo đúng kế hoạch và đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định.
Về nguyên tắc khi vốn điều lệ tăng lên, tỷ lệ các quỹ khác trong cơ cấu vốn tự có cũng phải tăng theo, nếu vị thế của ngân hàng càng lớn, giá cổ phiếu càng cao thì tốc độ tăng của các quỹ dành cho dự trữ, dự phòng,.. phải càng nhiều nhưng thực tế diễn biến đang ngược lại. Việc các quỹ tăng lên chủ yếu là ở 3 NHTMCP lớn, còn ở các ngân hàng còn lại chủ yếu là dùng quỹ dự trữ bổ sung VĐL, thặng dự vốn cổ phần để tăng VĐL. Phân tích cơ cấu tỷ lệ các thành phần vốn trên tài sản có rủi ro (chưa được điều chỉnh) cho thấy, tỷ lệ tổng vốn sở dĩ đạt được cao chủ yếu là do tăng vốn cấp 1 trong đó VĐL chiếm phần lớn, trong khi tỷ lệ các quỹ dự phòng và quỹ dự trữ bổ sung vốn chỉ chiếm khoản 1% trên tài sản có rủi ro. Do đó, một câu hỏi đặt ra, nếu một rủi ro bất ngờ xảy ra từ thị trường làm tài sản có rủi ro của ngân hàng bị tổn thất liệu các NHTMCP có đủ sức chống đỡ với rủi ro này không?
Bảng 2.3: Các tỷ lệ của vốn tự có trên tài sản có rủi ro của 3 NHTMCP lớn tại TP.Hồ Chí Minh trong năm 2012.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Sacombank Eximbank ACB Ngân hàngNhóm 3
Vốn và các quỹ 11,7 15,2 10,4 12,2 - VĐL 9,2 13,5 7,7 9,8 - Quỹ dự trữ bổ sung VĐL 0,5 0,4 0,8 0,6 - Quỹ dự phòng tài chính 0,6 0,8 1,1 0,8 - Quỹ khác 1,4 0,5 0,8 1 Vốn huy động 82,2 82 84,4 83
Dư nợ cho vay 98,3 90,1 119,2 103,7
Nghiên cứu ở 3 NHTMCP lớn cho thấy, sự khác nhau trong chính sách tăng vốn của từng ngân hàng đã tạo ra một số thay đổi lớn trong thành phần tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro nội bảng. Ngoài Eximbank là ngân hàng có tỷ lệ VĐL cao nhất, các quỹ dự phòng, quỹ tích lũy tương đối lớn và đều được xem là có khả năng chống đỡ rủi ro tốt, các ngân hàng còn lại đều có các tỷ lệ thấp và có nhiều bất cập. Đáng ngại nhất là ở ACB vốn huy động cao gấp 1,5 lần, tài sản có rủi ro đều cao hơn Eximbank nhưng vốn điều lệ chỉ bằng 0,75 lần VĐL của Eximbank, còn Sacombank vốn huy động gấp 1,4 lần, tài sản có rủi ro gấp 1,3 lần nhưng vốn điều lệ chỉ bằng 0,8 lần của Eximbank.
Ta có thể nhận thấy được VĐL chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu các khoản mục vốn tự có và có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng chống đỡ trước những rủi ro xảy ra. Vì vậy, VĐL có vai trò quyết định trong việc tăng, giảm vốn tự có của ngân hàng, ảnh hưởng đến các giới hạn kinh doanh. VĐL phản ánh quy mô hay thực lực tài chính của NHTM. Nếu VĐL của NHTM càng cao, chứng tỏ ngân hàng càng có tiềm lực tài chính; ngược lại, nếu VĐL của NHTM càng ít thì quy mô hoạt động của ngân hàng càng nhỏ. Quy mô VĐL nhỏ có thể là một trong những nguyên nhân đẩy NHTM đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản khi nhu cầu thanh khoản tăng đột ngột.
Mặt khác, việc tăng VĐL tràn lan, tăng VĐL quá mức cần thiết vì lợi ích nhóm cho nhóm cổ đông cũng cho thấy một số NHTMCP đã có dấu hiệu mất khả năng kiểm soát. Hệ quả tất yếu là sự giảm sút các tỷ lệ sinh lợi trong tương lai, có thể khiến nhiều ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro mới. Liệu việc tăng vốn có phải là yếu tố quan trọng để đem lại sự an toàn hay không hay là chú ý sử dụng nguồn vốn tự có hiện tại như thế nào hiệu quả mà không cần phải tăng vốn.
nước, tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM có trụ sở chính trên địa bàn đạt 750.571 tỷ đồng, tăng 9,96% so với cuối năm 2011.
Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn huy động của các NHTMCP trên địa bàn giai đoạn từ năm 2008 - 2012 Đơn vị: tỷđồng Năm Tổng nguồn vốn (TNV) Vốn huy động (VHĐ) Mức tăng VHĐ Tốc độ tăng, giảm VHĐ (%) Tỷ trọng VHĐ/TNV (%) 2008 424.392 326.432 - - 76,9 2009 657.158 410.769 84.337 25,8 62.51 2010 937.970 587.888 177.119 43.12 62.68 2011 1.193.744 641.660 53.772 9.15 53.75 2012 1.102.762 705.571 63.911 9.96 63.98
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP giai đoạn từ năm 2008 – 2012 và kết quả tính toán của học viên.[8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21]
Trong năm 2011, phân loại theo đồng Việt nam và ngoại tệ thì vốn huy động bằng VNĐ đạt 582.581 tỷ đồng chiếm 90,8%, vốn huy động bằng ngoại tệ quy đồng đạt 59.079 tỷ đồng chiếm gần 9,2%. Phân theo đối tượng khách hàng và hình thức huy động thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 334.196 tỷ đồng, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 145.628 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá đạt 149.961 tỷ đồng… Năm 2012, vốn huy động nội tệ đạt 659.924 tỷ đồng, tăng 13,3%, huy động bằng ngoại tệ đạt 45.647 tỷ đồng, giảm 22,7% so với năm 2011. Phân theo đối tượng khách hàng, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 481.370 tỷ đồng, tăng 44%; Diễn biến đó cho thấy tiềm năng vốn trong dân, trong xã hội ở khu vực TP.Hồ Chí Minh có thể huy động được là khá lớn, nếu có những phương thức huy động phù hợp thì nguồn vốn trên địa bàn sẽ càng tăng nhanh hơn.
Cũng từ số liệu cho ta thấy vốn huy động của các NHTMCP trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh tăng và khá ổn định trong những năm gần đây. Đặc biệt, cơ cấu vốn huy động các ngân hàng ngày càng đa dạng, mặc dù năm 2012, NHNN liên tục giảm trần lãi suất huy động để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ của mình những nguồn vốn huy động của các ngân hàng vẫn tăng 9,96% so với năm 2011.
Vốn huy động của các ngân hàng qua các năm điều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn hoạt động, còn lại là các khoản nợ phải trả khác và vốn chủ sở hữu. Vốn huy động của các NHTMCP có trụ sở chính trên địa bàn chiếm khoảng 85% tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn, phần còn lại chiếm 15% dành cho Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, NHTM có trụ sở chính ngoài địa bàn TP.Hồ Chí Minh,…
Như vậy, phần lớn khách hàng đã tìm đến các NH lớn có uy tín và độ an toàn cao để gửi tiền, ngoài NHTM Nhà nước và NHTM nước ngoài, các NHTMCP có uy tín như ACB, Sacombank, Eximbank,… trên thực tế các ngân hàng này lãi suất tiền gửi không cao so với các ngân hàng khác, điều đó có nghĩa là người gửi tiền đã tự tìm cho mình sự an toàn trong quá trình gửi tiền nhằm đảm bảo vốn của mình một cách chắc chắn mặc dù mức độ lợi nhuận không nhiều.
Cuối năm 2011, tình hình thanh khoản của các NHTMCP gặp khó khăn, đặt biệt là các NHTMCP nhỏ, quy mô vốn thấp, cạnh tranh không bằng các NHTMCP lớn khi mà NHNN quy định mức trần lãi suất huy động là 14%/năm, thường xuyên thanh tra, kiểm tra các TCTD trong việc huy động vốn vượt trần lãi suất và có biện pháp chế tài nghiêm khắc. Do đó, vốn huy động năm 2011 chỉ tăng 9,15% so với năm 2010.
đầu là quy mô vốn của ngân hàng, chính sách khuyến mại hấp dẫn, mạng lưới được mở rộng, hoạt động quảng bá thương hiệu được triển khai hiệu quả. Đặc biệt là uy tín, lòng tin của người dân, của khách hàng đối với các NHTMCP tăng lên. Một nguyên nhân rất quan trọng khác thuộc về quản trị tín dụng, quản trị nguồn vốn của các NHTMCP đó là phát triển dịch vụ ngân hàng.
Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích cho phép tăng nhanh số lượng tài khoản mở tại các NHTM trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Kèm theo đó là số dư tiền gửi trên tài khoản của các thành phần kinh tế tăng nhanh, trở thành nguồn vốn rất quan trọng cho các NHTM. Hoạt động dịch vụ thanh toán của các TCTD trên địa bàn tiếp tục phát triển, nổi bật nhất các hoạt động dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa, với số lượng thẻ ATM ngày càng tăng; số lượng tài khoản cá nhân cùng số dư tiền gửi tài khoản tăng. Đây là tín hiệu tích cực đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động của các NHTMCP giai đoạn từ năm 2009 – 2012 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 TG không KH 11,3 8,7 8,2 8 TG có KH 12,4 14,7 14,5 11,9 TG tiết kiệm 55,9 52,1 52,1 68,2 Phát hành GTCG 18,3 23 23,3 11 Vay TCTD 0,4 0,3 0,3 0,3 Vay khác 1,8 1,1 1,6 0,6
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.[22]
Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng, các NHTMCP TP.Hồ Chí Minh đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn huy động với lãi suất khá cao, cụ
thể: nguồn vốn tiết kiệm vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng từ 55,9% năm 2009 lên 68,2% năm 2011 trong khi tiền gửi không kỳ hạn lại giảm từ 11,3% năm 2009 xuống còn 8% năm 2012. Tình hình này diễn ra phổ biến cả ở các NHTMCP lớn, riêng các NHTMCP nhỏ do tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn nên đã tìm đến vốn đi vay tại TCTD, do đó chiếm chiếm tỷ trọng chủ yếu, sự phụ thuộc quá mức này có thể tạo nguy cơ rủi ro rất lớn. Như vậy thật khó để nói rằng cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ hiện nay thực sự là cơ hội tốt để tất cả các NHTMCP cải thiện cơ cấu nguồn vốn hoạt động.
2.2.1.3. Tình hình khả năng chi trả
Bảng 2.6: Tình hình khả năng chi trả và tỷ lệ dư nợ tín dụng ròng so với tổng tài sản năm 2012
Đơn vị tính: %
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ khả năng thanh toán ngay
Tỷ lệ dư nợ tín dụng ròng/tổng tài sản 1 Sacombank 21,77 61 2 DongABank 21,49 72,1 3 Eximbank 22,66 43,8 4 NAB 0 39,1 5 ACB 18,24 57,2 6 SaigonBank 0 70,3 7 HDBank 0 40 8 ABBank 24,47 40,6 9 Bản Việt Bank 20,24 38,1 10 PNB 18,64 57,6 11 OCB 25,55 62,8 12 SCB 4,38 59,1 13 Navibank 16,6 59,7 14 VAB 18,56 52,4
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.[22]
Dựa vào bảng 2.6 và các quy định, tỷ lệ khả năng chi trả của các NHTMCP hiện tại được xem là tương đối hợp lý và có hiệu quả, hầu hết các
đó, các ngân hàng luôn luôn dự trữ một khoản lớn tài sản có thể thanh toán ngay để đảm bảo cho các khoản phải trả của ngân hàng khi đến hạn. Điều này làm cho các ngân hàng luôn được an toàn, tuy nhiên làm cho chi phí dự trữ của ngân hàng tăng cao, giảm khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Ngoài ra, do nguồn vốn điều lệ hiện đang dư thừa, nhu cầu vay của xã hội không lớn do khả năng tiếp cận khó. Tuy nhiên qua đó cũng cho thấy, các tỷ lệ quy định của NHNN hiện nay còn quá chung chung, chỉ mang tính trên sổ sách của ngân hàng và chưa phù hợp với thực tế, chưa đánh giá được rủi ro của ngân hàng.
Đi sâu vào phân tích cho thấy, ở 3 NHTMCP dẫn đầu các tỷ lệ này đều đạt khá cao (tỷ lệ khả năng chí trả trên 20%) trong khi tỷ lệ dư nợ tín dụng