Những yếu kém từ các quy định pháp lý của NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở chính trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 74 - 77)

- Các quy định còn chú ý quá nhiều đến chức năng giám sát quản lý rủi ro mà bỏ qua khâu quản lý chất lượng hoạt động của các ngân hàng, cũng như các quy định về chính sách thưởng và phạt công minh;

- Các chuẩn mực kế toán, thống kê, luật lệ ngân hàng,.. chưa thay đổi phù hợp với sự phát triển của một loạt các chuẩn mực có liên quan đến vấn đề quản lý. Thiếu các quy định về các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm soát chặt chẽ tác động lên các hoạt động giao dịch của các ngân hàng;

- Các quy định về an toàn vốn chưa dựa trên cơ sở nghiên cứu các rủi ro căn bản hợp lý (tỷ lệ rủi ro vốn chỉ trọng trung bình), chưa phối hợp các nhu cầu tài chính hiện tại và tương lai tại các lĩnh vực kinh doanh khác nhau;

- Việc triển khai áp dụng xếp loại tài sản có rủi ro theo các chuẩn mực Basel còn quá máy móc, thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết và các quy định cụ thể, không chú ý đến những khác biệt trong hệ thống thống kê, kế toán, pháp luật,.. trong nước khiến tình hình che giấu rủi ro càng trở nên trầm trọng hơn;

- Việc quy định tỷ lệ vốn tối thiểu theo kiểu “cả nắm” không phân biệt sự khác biệt về vị thế rủi ro của từng nhóm ngân hàng, cũng như các ảnh hưởng khác nhau của từng loại vốn lên sự an toàn của ngân hàng gây nhiều khó khăn cho các cơ quan giám sát khi kiểm tra, đánh giá;

- Các quy định về chính sách quản lý tài chính còn nhiều bất cập, như: quỹ thặng dư, cấu phần vốn, tăng trưởng. Quy định về chế độ sử dụng lợi nhuận giữ lại để phát hành cổ phiếu, trái phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại không rõ ràng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 nêu lên thực trạng quản trị vốn tự có tại các NHTMCP trên địa bàn trong thời gian vừa qua. Trong những năm trở lại đây, hàng loạt các NHTMCP lần lượt tăng VĐL để đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định. Vấn đề tăng VĐL gần như trở thành một trào lưu trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Nhờ vào quá trình này, quy mô vốn tự có, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng tăng lên, thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài và hệ thống NHTMCP đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn nhiều yếu tố còn hạn chế khác như nhiều ngân hàng đã tăng vốn một cách quá mức trong thời gian ngắn. Nguyên nhân của những hạn chế phải nói đến là mặc dù vốn tự có của các ngân hàng đã tăng nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với khu vực và trên thế giới, thêm vào đó là sự không đồng bộ giữa việc tăng vốn tự có và chất lượng hoạt động, do thị trường tài chính tiền tệ nước ta còn nhiều bất cập,…Như vậy, để các NHTMCP quản trị vốn tự có một cách có hiệu quả thì cần phải có nhiều giải pháp tích cực. Các giải pháp này sẽ được trình bày ở chương 3 - Giải pháp quản trị vốn tự có của các Ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở chính trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ HỘI SỞ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở chính trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)