3.3.1.1. Thành lập một ngân hàng trung ương độc lập và hiện đại
Chính Phủ cần tổ chức lại NHNN với cơ cấu và tính chất hoạt động như một NHTW hiện đại, ngày càng hoạt động theo cơ chế thị trường đầy đủ, được trao quyền độc lập, tự chủ hơn trong việc đưa ra các quyết định chính sách, quyền chủ động về ngân sách; đồng thời, được quyền kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhất là về vấn đề chống lạm phát, hạn chế việc tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của
chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và manh lại hiệu quả cao.
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc ngân hàng
Mục tiêu hiện nay là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ đã cần xây dựng và hoàn thiện những thể chế và khuôn khổ pháp lý cần thiết, áp dụng và thực thi được các chuẩn mực quốc tế trong phòng ngừa rủi ro, và xây dựng được đội ngũ nhân lực chuyên môn để sẵn sàng phục vụ cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng khi cần thiết, và trên hết hiểu rõ được nguyên nhân và cách xử lý vấn đề.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải đưa ra một gói chính sách và giải pháp, bao gồm chuẩn đoán ở tầm vĩ mô các nguyên nhân gây ra rủi ro đổ vỡ hệ thống cũng như các giải pháp ở tầm vi mô để tăng cường giám sát hoạt động ngân hàng, sửa chữa những thiếu sót trong hệ thống pháp lý, luật lệ và trong công tác kế toán, kiểm toán, và cứu vớt hay giải thể các ngân hàng mất khả năng thanh toán. Sự thành công của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào một chiến lược toàn diện xử lý hữu hiệu tất cả các vấn đề này.
3.3.1.3. Tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng
Theo quy định hiện hành, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% VĐL của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là TCTD và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% VĐL của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một TCTD nước ngoài và người có liên quan của TCTD nước ngoài đó không vượt
quá 10% VĐL của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% VĐL của một ngân hàng Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của NHNN Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%, nhưng không được vượt quá 20% VĐL của một ngân hàng Việt Nam.
Tuy nhiên, ủng hộ quan điểm khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia vào các NHTM Việt Nam và cho phép mở giới hạn lên tới 49% VĐL, trong đó hạn mức dành cho nhà đầu tư chiến lược tối đa là 30%. Đây là vấn đề cũng nên được NHNN xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng bởi vì việc nới rộng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng thu hút và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Hơn nữa, với sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng, cổ phiếu của ngân hàng sẽ có tính thanh khoản cao hơn. Bản thân các ngân hàng cũng có cơ hội tăng nhanh VĐL và thu hẹp khoảng cách với khu vực và thế giới về vốn, công nghệ cũng như trình độ quản lý.
Một số nhà quản lý cho rằng vấn đề tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng là nhạy cảm, song đây sẽ là nhu cầu thực sự nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững nếu phân tích rõ bản chất của vấn đề.
Đối với bản thân các NHTMCP trong nước, họ đều mong muốn có từ hai đến ba nhà đầu tư nước ngoài trong danh sách cổ đông của mình nhằm nhận được những hỗ trợ nhất định cho hoạt động của ngân hàng mình.
thị trường chứng khoán mà còn tăng quy mô các quỹ nước ngoài vào thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Điều này đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư tổ chức trong một ngân hàng, làm cải thiện đáng kể tính tổ chức và tính ổn định trong cơ cấu cổ đông. Sự hiện diện "rõ ràng" hơn của các đối tác chiến lược nước ngoài thể hiện qua tỷ lệ cổ phần nắm giữ sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng kinh doanh-đầu tư mà dấu hiệu rõ nét là những biến động giá cũng như tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây được cải thiện đáng kể. Với nguồn lực tài chính mạnh, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ cũng như danh tiếng quốc tế, không thể phủ nhận những lợi ích mà nhà đầu tư nước ngoài mang tới khi có mối liên hệ "mật thiết" hơn với các NHTM trong nước. Khi tỷ lệ sở hữu của các tổ chức trong nước và nước ngoài tăng lên thì quản trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời những tổ chức này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các chương trình huy động vốn của ngân hàng, nhất là sẽ cải thiện đáng kể phương thức phát hành hiện nay và gia tăng phương thức phát hành riêng lẻ để tạo thặng dư vốn nhiều cho ngân hàng. Khi "đổ bộ" vào bất kỳ một doanh nghiệp Việt Nam nào thì đối tác nước ngoài hẳn nhiên đặt kỳ vọng vào hiệu quả kinh doanh cao với khoản đầu tư của họ. Để đảm bảo, sự chia sẻ về kinh nghiệm quản lý, điều hành, mở rộng thị trường và các quan hệ kinh doanh luôn sẵn sàng được chia sẻ, đặc biệt với các đối tác hoạt động cùng ngành.