2.2.2.1. Quản trị hoạt động cho vay
Quy mô cho vay được mở rộng với tốc độ tăng cao. Dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh tăng dần qua các năm, thể hiện sự cố gắng của các ngân hàng trong việc tài trợ vốn cho nền kinh tế.
Dư nợ cho vay luôn được tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, đầu năm 2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011
mô, bảo đảm an sinh xã hội và Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN. Nhằm thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, nên tốc độ tăng trưởng tín dụng các NHTMCP trên địa bàn chỉ tăng 11,68% so với năm 2010.
Trong năm 2012, tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 của Thống đốc NHNN. Theo đó, tốc độ tăng trưởng năm 2012 của các NHTMCP được chia thành 4 nhóm, nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng so với năm 2011.
Nhìn tổng thể trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh thì các NHTMCP có hội sở chính vẫn chiếm 84% thị phần cho vay, các Chi nhánh NHTM trong nước, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm 16% phần còn lại.
Dư nợ cho vay của các NHTMCP trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh tăng dần qua các năm, thể hiện sự cố gắng của các ngân hàng trong việc tài trợ vốn cho nền kinh tế. Vốn tín dụng đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu phát triển nhanh, tạo nhiều việc làm cho người lao động tại chỗ và thu hút người lao động ở các địa phương khác tới. Đồng thời góp phần tích cực thực hiện chính sách tiền tệ, ngành ngân hàng trên địa bàn đã góp phần ổn định lãi suất, tỷ giá, giá vàng, ổn định chỉ số giá tiêu dùng. Có thể khẳng định đây là thành tựu nổi bật nhất và đáng ghi nhận nhất của ngành ngân hàng trên địa bàn trong những năm qua. (Bảng 2.9)
Bảng 2.9: Tổng quan Dư nợ cho vay của các NHTMCP trên địa bàn giai đoạn từ năm 2009 - 2012 Đơn vị: Tỷđồng Năm Tổng dư nợ của NHTM trên địa bàn Tổng dư nợ cho vay của NHTMCP có HS trên địa bàn Tốc độ tăng, giảm dư nợ NHTMCP (%) Tỷ trọng so với hệ thống NHTM trên địa bàn (%) 2009 385.046 322.304 - 83,71 2010 528.304 445.170 38,12 84,26 2011 591.697 497.957 11,86 84,16 2012 670.197 560.796 12,62 83,68
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP giai đoạn từ năm 2009 – 2012 và kết quả tính toán của học viên.[8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21] Xếp loại cơ cấu dư nợ cho vay Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ của các NHTMCP TP.Hồ Chí Minh tính đến ngày 31/12/2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Hệ thống NHTMCP 3 NHTMCP lớn Nợ đủ tiêu chuẩn 94,4 95,1 Nợ cần chú ý 3,3 2,9 Nợ nghi ngờ 0,6 0,4 Nợ có khả năng mất vốn 0,6 0,6 Nợ bị mất trắng 1 1
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP giai đoạn năm 2012 và kết quả tính toán của học viên.[8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21]
Nhìn chung, cơ cấu dư nợ của các NHTMCP TP.Hồ Chí Minh chủ yếu tỷ trọng các khoản nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao, chỉ riêng các khoản nợ có nghi
lệ chiếm rất thấp nên vẫn chưa được xem là dấu hiệu đáng ngại, mặt khác nợ xấu bình quân các ngân hàng chiếm khoản 2,5% trên tổng dư nợ. Kết quả này có sự đóng góp to lớn của những hoạt động tăng vốn gần đây cũng như việc mở rộng chính sách tín dụng tiêu dùng, phát triển dịch vụ bán lẻ và gia tăng các hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, nếu xét trên những khía cạnh khác thì các con số trên lại càng khó thuyết phục hơn khi thị trường hoạt động còn quá nhiều yếu tố rủi ro, công nghệ quản trị lạc hậu, tài sản có chưa được xếp loại theo tiêu chuẩn quốc tế, cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn,... nhiều NHTMCP còn có biểu hiện che giấu, không công khai minh bạch nợ xấu, không phân loại nợ theo đúng quy định, không trích lập đủ dự phòng rủi ro để làm đẹp các kết quả tài chính.
Hiệu suất sử dụng vốn vay
Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2008 – 2012
Đơn vị: Tỷđồng
Năm Vốn huy động Dư nợ cho vay
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (%) 2008 326.432 198.604 60,8 2009 410.769 322.304 78,46 2010 587.888 445.170 75,72 2011 641.660 497.957 77,6 2012 705.571 560.796 79,48
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP giai đoạn từ năm 2008 – 2012 và kết quả tính toán của học viên.[8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21]
Qua bảng 2.11 hiệu suất sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cũng phản ánh rõ hoạt động tín dụng vốn là hoạt động chủ yếu và là hoạt động có truyền thống của các NHTM. Tốc độ tăng dư nợ cho
vay đó cũng cho thấy nhu cầu vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ dân cư trên địa bàn thành phố là rất lớn. Đồng thời nếu trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tiền gởi bảo đảm thanh toán,... thì các TCTD và chi nhánh TCTD trên địa bàn phải sử dụng số vốn khá lớn vay trên thị trường liên ngân hàng hay điều chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng.
Nhìn chung dư nợ cho vay so với vốn huy động trong các năm qua tương đối ổn định, các NHTMCP quy mô lớn và khá còn giành một tỷ lệ nhất định vốn nhất định đầu tư vào giấy tờ có giá, cho vay trên thị trường liên ngân hàng Cùng với lợi thế nói trên của các NHTMCP, thì sự năng động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, linh hoạt trong cho vay, đa dạng hoạt động tín dụng tiêu dùng, đổi mới quản trị điều hành tín dụng,…là những nguyên nhân quan trọng làm cho thị phần cho vay của khối ngân hàng này tăng vững chắc. Trong khi đó các NHTM nhà nước do hạn chế trong linh hoạt, bị khống chế tăng trưởng dư nợ, một số chi nhánh có nợ xấu cao, cơ chế tiền lương và thu nhập không có tính chất khuyến khích cho vay,… đang làm cho khối ngân hàng này dường như bị "hụt hơi” trong cạnh tranh trên thị trường tín dụng. Bên cạnh đó thì môi trường đầu tư ở TP.Hồ Chí Minh và khu vực lân cận ngày càng hấp dẫn, các nhà đầu tư đến đây ngày càng đông,… đã thúc đẩy các chi nhánh NHTMCP có hội sở chính tại TP.Hồ Chí Minh mở rộng cho vay tại các khu vực lân cận và mở chi nhánh, tăng trưởng tín dụng tại các địa phương khác trong toàn quốc. Nhiều NHTMCP tham gia đồng tài trợ vốn cho các dự án lớn. Với các biện pháp quản trị cho vay như vậy nên đã góp phần làm cho hiệu suất sử dụng vốn cao.
động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Theo số liệu của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, nợ xấu tại các NHTM Việt nam chiếm khoảng 8,6% trên tổng dư nợ, tương đương 200.000 tỷ đồng và có nhiều ý kiến khác nhau về số liệu này. Hiện nay, số liệu nợ xấu trên báo cáo tài chính của các NHTMCP chưa chính xác với tình hình thực tế, các ngân hàng thực hiện che giấu nợ xấu của mình. Thực chất số liệu nợ xấu ở Việt Nam chưa thể xác định được số liệu chính xác nguyên nhân là do:
- Thứ nhất, do cách phân loại nợ. Theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Trong đó: nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; Nợ nghi ngờ là các khoản nợ có khả năng tổn thất rất cao và nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ được coi là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Thông thường ở các nước đang phát triển, nếu nợ xấu của các ngân hàng được phân loại theo các chỉ tiêu định lượng và định tính phù hợp với thông lệ quốc tế, thì tỷ lệ này dưới 5% cũng là bình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có sự khác nhau về năng lực quản trị rủi ro và việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ chưa là cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng và xác định khẩu vị rủi ro… của từng ngân
hàng. Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thường theo những khẩu vị rủi ro riêng. Vấn đề này đã dẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột (cùng 1 khách hàng, có ngân hàng phân loại vào nhóm nợ cao, có ngân hàng lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Mặt khác, việc triển khai xếp hạng khách hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như am hiểu sau sắc mô hình xếp hạng tín dụng, trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu.
- Thứ hai, thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng.
Ở Việt Nam, trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã khó có khả năng thu hồi. Đặc biệt, khi ngân hàng và doanh nghiệp lại có mối quan hệ “mật thiết”, phụ thuộc lẫn nhau (sở hữu chéo) thì nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên.
- Thứ ba, hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng... đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền. Đây cũng là những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh bạch và giải trình còn hạn chế, bất động sản cũng đóng băng; vay tiêu dùng không được xem là kênh ưu tiên trong thời gian qua. Như
nghiệp có quan hệ mật thiết. Nếu thế, nợ xấu sẽ ngày một phình to và càng khó xác định, lãi suất sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng khó tiếp cận được vốn.
- Thứ tư, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng. Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo làm nghề ngân hàng không chỉ cần thiết mà còn mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để che giấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHNN, của NHTM. Mặc dù chưa có số liệu công bố nhưng trong tổng số nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ nảy sinh từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Tóm lại, những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề sở hữu chéo, vấn đề đạo đức nghề nghiệp... đã làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng và có chiều hướng ngày càng tăng. Cho dù nợ xấu ở mức nào thì hiện tại đã và đang tác động tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ không đạt hiệu quả.
2.2.2.2. Quản trị hoạt động đầu tư
Nhìn chung, cơ cấu tài sản có sinh lợi của toàn hệ thống NHTMCP TP.Hồ Chí Minh và cơ cấu của 3 ngân hàng lớn cũng hợp lý theo tình hình thực tế hiện nay khi mà thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, chỉ số giá chứng khoán liên tục giảm, cho vay thị trường 2 với lãi suất. Vì vậy các ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay các TCTD khác và cho vay khách hàng, còn các khoản mục rủi ro, các ngân hàng đang tiến hành thu hồi dần.(Bảng 2.12)
Bảng 2.12: Cơ cấu tài sản có sinh lợi trên tổng tài sản có của các NHTMCP TP.Hồ Chí Minh năm 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Hệ thống NHTMCP 3 NHTMCP lớn
Tiền, vàng gửi tại TCTD khác và cho vay
các TCTD khác 11,14 17,1
Dư nợ tín dụng 54,82 53,8
Chứng khoán kinh doanh 0,49 0,5
Chứng khoán đầu tư 9,41 10,4
Góp vốn, đầu tư dài hạn 0,69 0,8
Tài sản có sinh lời 76,54 82,6
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP giai đoạn năm 2012 và kết quả tính toán của học viên.[8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21]