2.4.2.1. Chọn thơn làm điểm nghiên cứu
a) Tiêu chí chọn thơn điểm:
- Thuộc khu vực tiếp giáp với rừng phòng hộ đầu nguồn Sêrêpốk; - Đại diện cho các nhóm dân tộc thiểu số đặc trưng của khu vực.
- Có các hộ gia đình tham gia thực hiện các hoạt động QLR của ít nhất một trong các chủ thể sau: cộng đồng; Ban QLRPH đầu nguồn Sêrêpốk; các chủ thể khác.
b) Kết quả chọn thơn điểm: Căn cứ vào các tiêu chí đã đề ra, đề tài đã lựa chọn được 03 thôn làm điểm nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Thôn Mê Ka
+ Tổng số 162 hộ, trong đó có: 42 hộ khá; 54 hộ TB và 66 hộ nghèo
+ Thành phần dân tộc: Kinh có 14 HGĐ, K’Ho có 03 HGĐ, Cil có 145 HGĐ
- Thơn Đạ Nhinh 1:
+ Tổng số 186 hộ, trong đó có: 34 hộ khá, 59 hộ TB và 93 hộ nghèo + Thành phần dân tộc: K'Ho 05 HGĐ, Kinh 08 HGĐ, M’Nông 173 HGĐ - Thôn Đạ Nhinh 2:
+ Tổng số 123 hộ, trong đó có: 13 hộ khá, 44 hộ TB và 66 hộ nghèo + Thành phần dân tộc: K'Ho có 02 HGĐ, Kinh có 06 HGĐ, M’ Nơng có
115 HGĐ
2.4.2.2. Phương pháp PRA
Sử dụng có chọn lọc một số cơng cụ của RRA và PRA để thu thập thông tin hiện trường, các công cụ sử dụng bao gồm:
a) Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình
+ Tiến hành phân loại hộ gia đình dựa vào khả năng kinh tế, chia thành 3 nhóm hộ: hộ khá, hộ nghèo và hộ trung bình;
+ Tại mỗi nhóm hộ lập danh sách các hộ gia đình có tham gia các hoạt động QLRDVCĐ;
+ Dựa vào danh sách đã lập chọn ngẫu nhiên 3-5 hộ gia đình ở mỗi nhóm hộ để phỏng vấn.
- Nội dung phỏng vấn hộ gia đình: Các hộ gia đình được phỏng vấn dựa vào bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước. Các nội dung phỏng vấn gồm:
+ Các thông tin chung về lao động, học vấn, trình độ quản lý kinh tế + Hiện trạng sử dụng đất đai của hộ gia đình
+ Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp của hộ;
+ Các động cơ và rào cản liên quan đến QLRDVCĐ; + Các kiến nghị của hộ gia đình khi tham gia QLR. b) Phương pháp phỏng vấn cá nhân
- Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: cơng cụ này áp dụng với 2 nhóm đối tượng sau:
+ Nhóm 1: gồm 3-5 cá nhân là cán bộ của Ban QLRPH đầu nguồn Sêrêpốk
+ Nhóm 2: gồm các cá nhân là cán bộ xã (2 người) và cán bộ thôn bản (mỗi thôn 2 người)
- Nội dung phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn cá nhân được thực hiện theo chủ đề thông qua bảng hỏi thiết kế sẵn, chủ đề phỏng vấn gồm:
+ Các thơng tin chung về tình hình sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên rừng tại địa phương; các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến QLR của chính quyền cơ sở.
+ Các hình thức QLRDVCĐ đã và đang triển khai;
+ Vai trò của người dân và cộng đồng trong các hoạt động QLRDVCĐ; + Đánh giá hiệu quả các hoạt động QLRDVCĐ tại địa phương.
c) Phương pháp thảo luận nhóm
- Lựa chọn đối tượng tham gia nhóm thảo luận: mỗi nhóm thảo luận gồm từ 5-7 người, có tuổi đời từ 25 đến 60 tuổi, là những người có uy tín trong cộng đồng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Mỗi thôn điểm tiến hành 1 cuộc thảo luận nhóm. - Nội dung thảo luận:
+ Các qui ước, thể chế của địa phương liên quan đến quản lý tài nguyên rừng và sự ảnh hưởng của chúng tới việc ra quyết định của người dân và cộng đồng;
+ Các kiến thức địa phương và kinh nghiệm liên quan đến QLR; + Các giải pháp tiềm năng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
QLRDVCĐ tại địa phương.