- Phân nhóm người dân dựa vào mức độ giàu nghèo và hiện trạng phân bố dân cư tại địa phương, đồng thời dựa vào các hoạt động sinh sống của họ để tiến hành phân loại theo thu nhập. Ví dụ: nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo; nhóm gần rừng và nhóm xa rừng; nhóm trồng trọt, nhóm chăn ni.
- Phân tích, đánh giá các thơng tin về điều kiện tự nhiên như tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật bằng cách thống kê, sắp xếp và so sánh (lập bảng, biểu) giữa các ấp hay giữa các giai đoạn thời gian.
- Phân tích, đánh giá các thơng tin về xã hội, chính sách trong cơng tác quản lý, sử dụng và phát triển rừng, những tồn tại vướng mắc về chính sách trong q trình thực hiện cơng tác quản lý sử dụng rừng bằng phương pháp hai mảng (thuận lợi, khó khăn) hoặc phương pháp SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cản trở).
- Phân tích các nguồn tài nguyên tạo ra thu nhập cho người dân trong cộng đồng từ số liệu về các nguồn thu chi trong hộ gia đình. Từ kết quả phân tích kinh tế hộ sẽ thấy được sự phụ thuộc của các nhóm dân cư đối với tài nguyên thiên nhiên.
- Xác định mối quan hệ giữa các biến định tính để xác định sự phụ thuộc của sinh kế đối với các biến chỉ tiêu xã hội liên quan. Xác định mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến định lượng để xác định mức sống có phụ thuộc vào các biến chỉ tiêu như năng suất, diện tích, đầu tư hay chi phí có liên quan đến sinh kế.
- Các vấn đề cần làm sáng tỏ thêm là nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng, kiến thức về quản lý tài nguyên của cộng đồng, nhận thức về các chức năng và vai trò của rừng, vai trò của cộng đồng trong sự tham gia quản lý tài nguyên rừng.