Đánh giá thực trạng QLR của các tổ chức nhà nước ở xã Đạ Tông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ tông, huyện đam rông, tỉnh lâm đồng​ (Trang 50 - 53)

Khôi phục và phát triển rừng là một nhiệm vụ được quán triệt trong các cơ quan có liên quan ở cấp huyện. Tuy nhiên, rừng tự nhiên ở huyện Đam Rông đang đứng trước các mối đe dọa do áp lực dân cư, nhu cầu mở rộng đất canh tác và tình trạng tiếp cận tự do vào tài nguyên rừng.

Qua phỏng vấn CBCNV của BQL rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm và UBND xã, đề tài thu được những thơng tin liên quan đến tình hình quản lý bảo vệ rừng như trình bày trong Bảng 4.5 và 4.6.

Bảng 4.5. Đánh giá của CBCNV về hiện trạng quản lý và bảo vệ rừng

Công việc ưu tiên cho QLBVR

Tỷ lệ (%)

Điểm yếu trong QLBVR hiện nay

Tỷ lệ (%) Tăng cường bảo vệ rừng 16,7 Thiếu nhân lực cho bảo vệ 23,3 Hỗ trợ dân vay vốn 6,7 Thiếu kiến thức về QL

rừng 36,7

Xác định quan hệ dân-rừng 63,3 Mối quan hệ với người dân 30,0 Xử phạt nghiêm minh 13,3 Mục tiêu của BVR 10,0

Bảng 4.6. Đánh giá của CBCNV về đối tượng quản lý và bảo vệ rừng

Hiện tại rừng do ai quản lý sẽ tốt hơn Tỷ lệ (%) Làm gì để rừng phát triển được tốt hơn Tỷ lệ (%) Nhóm hộ dân 6,7 Quy hoạch rừng_chăn nuôi 30,0 BQL rừng phòng hộ 30,0 Cho sử dụng 40-50% nuôi 30,0 Xã và Hạt kiểm lâm 63,3 Tổng hợp các phương án 40,0

Thực trạng QLBVR như trình bày ở trên là những phác thảo chung chung. Cụ thể với từng vấn đề, từng công việc và từng đối tượng, câu trả lời là khá rõ ràng. Theo kết quả trong Bảng 4.5 thì 63,3% số CBCNV cho rằng cơng việc ưu tiên trong quản lý điều hành hiện nay là xác định quan hệ giữa hộ dân với bảo vệ rừng, đi kèm theo nó có 13,3% cho rằng phải xử phạt nghiêm minh. Như vậy, cái nhìn của cán bộ và các công chức nhà nước đang làm việc tại địa phương rất thiết thực. Tiếp theo, để thực hiện được những điều đó thì phải có đội ngũ quản lý đủ mạnh, thực chất số CBCNV của BQL và Hạt kiểm lâm gần như đã đủ (theo qui định của nhà nước), vấn đề ở đây chính là cách làm. Lý giải cho điều này từ thông tin ghi nhận được trong Bảng 4.6, có đến 63,3% số CBCNV cho rằng UBND xã và Hạt kiểm lâm cùng tham gia quản lý là tốt nhất; ngay cả tổ chức đang có chức năng quyền hạn cao nhất là BQL rừng cũng chỉ nhận được 30,0% số CBCNV thừa nhận. Như vậy, vai trị kiểm sốt của Kiểm lâm trong thời gian qua đã được CBCNV đánh giá cao hơn vai trò quản lý của BQL rừng phòng hộ.

Liên quan đến đề xuất phải làm gì đề QLBV rừng tốt hơn, có 30,0% số CBCNV trả lời phải quy hoạch lại diện tích GĐGR. Gộp chung phương án thì có tới 60,0% số CBCNC ủng hộ. Rõ ràng, ngay cả những CBCNV hiện đang làm việc hay không làm việc tại khu vực xã Đạ Tơng thì cũng nhận ra rằng phải có diện tích đất trống cho sản xuất của HGĐ và phải được thể hiện trong bản quy hoạch đất sản xuất hay đất lâm nghiệp của khu vực.

Nhận thức về các mối liên hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên thể hiện khá rõ trong đường lối phát trển của huyện và tỉnh. Thực tế trong thời gian qua, nhiều chính sách đã quan tâm đến phương thức sản xuất nơng-lâm kết hợp, đã hỗ trợ chương trình định canh định cư và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong việc duy trì và phát triển tài nguyên rừng, ổn định sản xuất và đời sống cho người dân trong khu vực. Tuy nhiên, “Dự án khai hoang phát triển KTXH bằng trồng Cà phê” dừng lại ở mức độ giải quyết chính sách xã hội cho người dân bằng cách cấp đất cho hộ mới chưa phát huy được vai trò của người dân trong việc kết hợp giữa kinh tế hộ và sự tham gia vào quản lý bảo vệ rừng.

Chính vì giữa chủ trương và cách làm ngoài thực tiễn của các cơ quan hay tổ chức nhà nước nói chung cịn tồn tại những vấn đề khơng thống nhất với nhau, cho nên cách nhìn nhận và đánh giá của người dân cũng có nhiều chiều hướng trái ngược nhau như kết quả dẫn ra ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về các tổ chức quản lý và bảo vệ rừng

Các tổ chức nhà nước (Sở, BQL, Hạt KL) Tỷ lệ (%) Các tổ chức địa phương (UBND xã, ấp) Tỷ lệ (%) Hài lòng 86,7 Hài lòng 7,1 Khơng hài lịng 13,3 Khơng hài lịng 92,9

Theo như thơng tin trong Bảng 4.7, có lẽ người dân có tỷ lệ hài lịng cao (86,7%) với các tổ chức nhà nước là do các chính sách liên quan đến giao đất giao rừng cho các hộ thiếu đất định cư ở nơi đất mới (ven rừng), nhưng kèm theo nó lại là tỷ lệ khơng hài lịng chiếm đến gần hết số hộ dân (92,9%) đối với các tổ chức địa phương, thực tế thì UBND xã và các ấp là các đơn vị thực hiện giao khoán và người dân khơng hài lịng là vì cách làm của họ. Ngun nhân chính là để xảy ra tình trạng mua bán chuyển nhượng đất tự do dẫn đến cảnh người dân thiếu đất trong khi lại có những người đầu cơ đất để bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ tông, huyện đam rông, tỉnh lâm đồng​ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)