Tổ chức lực lượng QLRDVCĐ tại xã Đạ Tông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ tông, huyện đam rông, tỉnh lâm đồng​ (Trang 43 - 45)

Trên cơ sở nhận khoán BVR theo nhóm HGĐ, tại xã Đạ Tơng đã hình thành lên một lực lượng QLR. Cơ cấu tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ QLR trên địa bàn nghiên cứu được giới thiệu ở hình 4.1.

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức lực lượng QLR ở xã Dạ Tông

Ghi chú:

Quan hệ trực tiếp Quan hệ hỗ trợ

- Ban chỉ huy BVR thuộc UBND huyện Đam Rông: Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc bảo vệ, PTR, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

- Ban lâm nghiệp thuộc UBND xã Đạ Tông: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp xã và là Trưởng Ban lâm nghiệp xã.

- Chủ rừng: Là những tổ chức, cá nhân được nhà nước giao rừng để BV&PTR. Trên địa bàn xã Đạ Tơng hiện nay có 3 Trạm quản lý bảo vệ rừng của hai đơn vị chủ rừng gồm trạm QLBVR Cổng trời thuộcVQG Bidoup-Núi Bà; các trạm QLBVR Đạ Tông và Lán Tranh thuộc Ban QLRPH SêRêPốk.

- Thường trực Ban chấp hành thuộc Hạt Kiểm lâm: Được tổ chức theo nghị định 119/2006/NĐ-CP về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng kiểm lâm, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn. Dưới Hạt Kiểm lâm là các Trạm Kiểm lâm, trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của kiểm lâm địa bàn. Trên địa bàn xã Đạ Tơng hiện nay có 1 trạm Kiểm lâm khu vực là Trạm Đạ Tông.

- Kiểm lâm địa bàn: Là cán bộ trong biên chế và hợp đồng đang công tác tại Hạt Kiểm lâm được bố trí về xã để tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp

- Tổ nhận khốn QLBVR:Được thành lập ở các thơn để thực hiện nhiệm vụ QLBVR, PCCCR theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND xã, thôn và các chủ rừng, hàng năm được củng cố kiện toàn, hiện nay đã tổ chức thành lập được 25 tổ nhận khốn QLBVR cấp thơn, bản với 525 người tham gia; lực lượng tham gia vào các tổ chủ yếu là người dân có đủ năng lực, sức khỏe để tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, trong đó lực lượng nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và Trưởng, phó của các thơn làm Tổ trưởng, tổ phó.

Tóm lại, hiện tại ở Đạ Tông người dân trong cộng đồng tham gia vào QLR của các đơn vị chủ rừng thuộc nhà nước và tư nhân. Mơ hình QLRDVCĐ phổ biến ở đây là hình thức khốn BVR bằng hợp đồng có thời hạn, ký kết trực tiếp giữa các chủ rừng và các nhóm HGĐ. Trên cơ sở hợp đồng khốn, các chủ rừng đã phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp và chính quyền địa phương xây dựng được lực lượng các tổ/nhóm BVR để trực tiếp thực hiện các hoạt động QLBVR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ tông, huyện đam rông, tỉnh lâm đồng​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)