4.4.1.1. Đánh giá sinh kế của người dân ở khu vực nghiên cứu
Các số liệu báo cáo sau đây dựa trên sự phân tích kết quả điều tra 45 hộ nông dân sống ven rừng tại khu vực xã Đạ Tông, huyện Đam Rông theo bảng câu hỏi điều tra sinh kế. Sau đây là các kết quả chính:
(1) Sinh kế chính: Tồn bộ 100% số hộ sống bằng hoạt động trồng Cà phê trên đất hộ và đất nơng lâm nghiệp. Ngồi ra:
Các cơ hội đi làm thuê phụ thuộc vào thời vụ của các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương, tuy nhiên bản chất của làm thuê ở đây là hình thức “đổi cơng” là chính. Thu nhập từ phi nơng và các dịch cụ khác chỉ một số ít hộ. Tổng số hộ có thêm từ các nguồn thu nhập này là 28,6% số hộ.
Khai thác lâm sản (chủ yếu LSNG): Tất cả các nông hộ được phỏng vấn đều tự đánh giá rằng để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu phục vụ cho cuộc sống của gia đình, họ phải đi tìm kiếm và khai thác những sản phẩm tiềm năng sẵn có ở trong rừng tự nhiên.
(2) Nguồn thu nhập theo thời vụ:
Kết quả phân tích lịch thời vụ cho thấy các nguồn thu nhập chính của nơng hộ thay đổi theo mùa. Trong mùa khô từ tháng 12 – 4 là làm thuê, còn mùa mưa từ tháng 5 - 11 là chăm sóc cây trồng, nhưng cơng việc chính vẫn là chăm sóc và thu hoạch sản phẩm cây trồng. Với những hộ ít đất, trong thời gian nơng nhàn, một số lao động chính trong gia đình phải đi làm th cho hộ có nhiều đất ngay tại địa phương hay ở nơi khác.
(3) Mức thu nhập thấp so với nhu cầu chi tiêu:
Qua điều tra phỏng vấn từ 45 hộ, kết quả cho thấy phần thu nhập chính của các nơng hộ là từ Cà phê, mức thu nhập bình quân 169,7 triệu đồng/hộ/năm hay xấp xỉ 3,21 triệu/người/tháng (tổng thu nhập). Có khoảng 4,1% số hộ có thu nhập bình quân 18,2 triệu/khẩu/năm hay 1,52 triệu/khẩu/tháng, mức thu nhập bình quân của những hộ này thấp hơn bình qn chung của tồn cộng đồng là gần 1/2 (39,6 triệu/khẩu/năm). Theo mức thu nhập hiện tại, có thể nói, những hộ có diện tích rừng nhận giao khốn thì khơng cịn tình trạng nghèo, sở dĩ gọi là cận nghèo vì thu nhập từ Cà phê vẫn mang tính thời vụ và có rủi ro, những năm “thất thu” lại quay lại ngay với tình trạng nghèo.
Mức chi tiêu trung bình của mỗi nơng hộ là 169,7 triệu/năm hay 14,14 triệu/tháng, trong đó chi phí cho sinh hoạt gia đình chiếm tỷ lệ cao (khoảng 43,6%), chi phí cho sản xuất (37,0%) và cịn lại là các khoản khác (19,4%). Tuy nhiên, số tiền còn lại bình quân chỉ khoảng 26,1 triệu/hộ/năm một phần dùng để đầu tư sản xuất cho các năm tiếp sau, một phần dành cho chi phí xây dựng và sửa chữa nhà cửa, vì vậy họ khơng tích lũy được nhiều vốn. Mặc dù thu hoạch các sản phẩm Cà phê là sinh kế chính, nhưng khơng phải là ổn định, thêm nữa sản xuất hoa màu và cây ăn quả không thể đáp ứng được nhu cầu ở mức tối thiểu, cho nên nguồn thu nhập này trở nên rất quan trọng đối với an ninh lương thực và nhu cầu sinh hoạt của mỗi hộ tại địa phương.
Tình trạng bán đất canh tác do sản lượng thu hoạch bấp bênh: Việc chuyển trồng cây này hay cây kia hoàn toàn phụ thuộc vào sản lượng thu hoạch hàng năm và tính ổn định của nó. Một khi thất thu và khơng có vốn để xoay vịng, người dân phải bán đất để đi làm thuê. Đây là nguyên nhân sâu xa đã đưa đến tình trạng nghèo đói của đồng bào cư dân đang sinh sống nhờ Cà phê. Như vậy, bên cạnh vấn đề vốn và điều kiện tự nhiên thì khả năng quản lý yếu kém và những bấp bênh trong sản xuất được xem là ngun nhân chính gây ra tình trạng nghèo nàn. Điều này cũng không loại trừ những nguyên nhân khác liên quan đến khả năng thích ứng với các hệ thống sản xuất hàng hóa.
4.4.1.2. Giải pháp về sản xuất lâm kết hợp để quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu
Xây dựng và phát triển các mơ hình sản xuất Nơng Lâm kết hợp trên đất rừng giao khốn, nghiên cứu đánh giá các mơ hình trồng rừng kết hợp trồng cây cơng nghiệp hay cây ăn quả gắn với từng loại rừng.
Mục tiêu của giải pháp: (i) Nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng trên 1 ha đất lâm nghiệp bằng các sản phẩm thơng qua các mơ hình sản xuất nông lâm kết hợp; (ii) Tạo việc làm, thu nhập cho những hộ gia đình nhận khốn bảo vệ rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân sống trong khu vực.
Với diện tích giao khốn bảo vệ rừng và sản xuất nông lâm kết hợp tại các hộ gia đình, tiến hành thực hiện các nội dung sau:
- Rà soát lại danh sách các hộ nhận khoán bảo vệ rừng và sản xuất nông lâm kết hợp. Rà sốt lại chương trình cấp sổ giao khốn rừng và đất lâm nghiệp thời gian qua, đồng thời điều tra nắm chắc hiện trạng rừng phòng hộ đến từng hộ nhận khoán. Trên cơ sở đó, tiến hành lập quy hoạch, thiết kế lại diện tích đất nhận khốn cho đúng với quy định nhà nước hiện hành.
- Trong các diện tích đất sản xuất nơng lâm phải bố trí các đai rừng phòng hộ rộng tối thiểu 30 mét, gồm nhiều hàng cây khép tán. Các đai rừng so le nhau theo hướng sóng chính; cây rừng đã khép tán, hệ rễ phát triển đảm bảo phát huy tác dụng ổn định đất, tăng khả năng phòng hộ.
- Các chủ rừng thực hiện sản xuất lâm nông nghiệp kết hợp trong rừng phịng hộ, khơng được thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng phịng hộ, hoặc làm đảo lộn q trình sinh thái tự nhiên của khu rừng.
Về hưởng lợi: Các chủ rừng thực hiện sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ thành quả từ quá trình sản xuất kết hợp trong rừng phòng hộ.