Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ tông, huyện đam rông, tỉnh lâm đồng​ (Trang 78 - 81)

+ Giải pháp về tổ chức

Sở NN&PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong hoạt động quản lý điều phối kế hoạch trồng rừng. Sở NN&PTNT phối hợp với Sở TN&MT và các Sở ngành liên quan lồng ghép nhiệm vụ phục hồi và phát triển rừng với các chương trình, dự án liên quan nhằm huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư để triển khai kế hoạch trồng rừng theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Củng cố hệ thống

quản lý nhà nước về rừng ở cấp tỉnh, huyện, xã; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng phòng hộ, tăng cường phối hợp liên ngành (lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi) trong việc quản lý, sử dụng rừng, khôi phục phát triển rừng.

Ban quản lý rừng phòng hộ SêRêPốt và VQG Bidoup Núi Bà đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn. Triển khai trồng rừng theo kế hoạch hằng năm của Ban chỉ đạo dự án của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác giao khoán đất rừng cho người dân địa phương để bảo vệ và trồng rừng phòng hộ. Tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh một số chính sách cịn chưa thật phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nhận khoán an tâm cùng nhà nước quản lý bảo vệ và phát triển rừng, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.

+ Giải pháp về cơ chế tín dụng

Vốn cho sản xuất là vấn đề ưu tiên vì phần lớn người dân trong cộng đồng ở đây thiếu vốn, sản xuất kém, nghèo khó. Do khơng có tài sản thế chấp, người dân trơng chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền trong các chương trình cho vay xóa đói giảm nghèo, tín chấp hoặc vay của tư nhân bị lãi suất rất cao. Điều này đã dẫn tới tình trạng nhiều nơng dân bị mất đất canh tác. Xây dựng một hệ thống tín dụng hữu hiệu để cho các thành phần vay vốn phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thực hiện đúng nguồn vốn được vay; đồng thời, chấp nhận một cơ chế cho phép cộng đồng sử dụng các giấy tờ giao nhận khốn rừng phịng hộ để thế chấp có thể giúp giải quyết vấn đề này.

Biện pháp này có thể giúp người dân vượt qua khó khăn và tham gia tích cực hơn trong các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Trước thực trạng tỷ lệ hộ nghèo cịn cao, gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức với thời gian đủ dài kết hợp với giao đất khốn rừng sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư vào rừng và phát triển các hệ thống lâm nơng kết hợp trong rừng. Tín dụng cũng góp phần làm cho

việc giao đất trở nên cơng bằng hơn, thay vì để một diện tích rừng lớn mà người dân đang phụ thuộc vào tay những người bao chiếm đất.

+ Sử dụng các công cụ kinh tế

Trên cơ sở đánh giá kinh tế tài nguyên rừng, các nhà quản lý có thể: Xây dựng một cơ chế để phân bổ lại một phần lợi tức từ kinh doanh cây trồng vào việc đầu tư cho công tác khôi phục và phát triển rừng để bù đắp cho phần giá trị của chức năng môi trường mà việc quản lý rừng đã tạo ra.

Áp dụng nguyên tắc “sử dụng tài nguyên phải chi trả”, do đó cần nghiên cứu để áp dụng thử nghiệm chi trả dịch vụ môi trường đối với rừng phịng hộ trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các hình thức trồng cây thân thiện với môi trường, giảm thiểu các khoản thuế đối với việc tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng do tư nhân và cộng đồng đầu tư.

+ Sử dụng các cơng cụ chính sách, pháp luật:

- Xác lập rõ ràng quyền sử dụng đất và nghĩa vụ của chủ rừng trước hết sẽ thừa nhận quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong quản lý diện tích rừng được nhà nước giao; tạo mơi trường pháp lý ổn định cho các chủ rừng yên tâm đầu tư, BV&PTR; là căn cứ pháp lý quan trọng để tự kiểm tra, giám sát, phân xử khi có mâu thuẫn tranh chấp xảy ra; giúp chủ rừng có căn cứ, cơ sở rõ ràng để triển khai các mơ hình QLRDVCĐ ngày một hiệu quả hơn.

- Củng cố các tổ chức cộng đồng hiện có tại các thơn để nâng cao năng lực của cộng đồng. Rà soát, bổ sung các qui định trong qui ước đã xây dựng để qui ước thực sự gần gũi với người dân, tránh tính hình thức, dễ dàng đi vào cuộc sống, tạo điều kiện để phát huy vai trị đích thực của cộng đồng địa phương.

- Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc xây dựng kế hoạch, thực thi và giám sát các hoạt động QLBVR để thu hút sự tham gia của cộng đồng vào QLBVR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ tông, huyện đam rông, tỉnh lâm đồng​ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)