Quản lý rừng ở đây được giao cho người dân mà trực tiếp là hộ gia đình, 100% số hộ khi phỏng vấn đều trả lời đã được cấp “sổ giao khoán bảo vệ rừng” (sổ xanh) và cũng đủ 100% số hộ khai nhận rằng thu nhập của hộ là hoàn toàn phụ thuộc vào sản phẩm cây trồng trên đất lâm nghiệp. Do đó, thách thức lớn nhất trong quản lý rừng tại đây là không thể tăng thu nhập của hộ gia đình mà khơng giảm diện tích đất có rừng.
Vấn đề quản lý rừng tự nhiên để phát huy chức năng phòng hộ và sự phát triển kinh tế hộ để duy trì đời sống của cư dân sống trong vùng đang là một mâu thuẫn kéo dài, làm sao có thể giữ được rừng tự nhiên trong khi cây Cà phê lại có giá trị về mặt kinh tế, nhưng rõ ràng không thể chuyển từ cây trồng Cà phê sang trồng rừng lấy gỗ. Việc kết hợp hài hoà giữa mục tiêu quản lý rừng bền vững và đảm bảo nâng cao đời sống cho cư dân trong vùng bằng chính đất rừng là bài tốn khơng thể giải quyết trong bối cảnh hiện nay tại địa phương.
Đánh giá tình trạng rừng và cách thức quản lý rừng nhận khốn của hộ gia đình, đề tài có kết quả như trình bày trong Bảng 4.10 và 4.11.
Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về tình trạng rừng tại trước và sau khi
nhận khốn Tình trạng rừng trước khi giao khốn Tỷ lệ (%) Tình trạng rừng sau khi nhận khoán Tỷ lệ (%) Tốt 10,2 Giữ nguyên 21,4 Trung bình 77,6 Bình thường 38,8
Nghèo 12,2 Giảm đi 26,5
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về tình trạng rừng và tình hình vi phạm về đất đai Diện tích rừng mà hộ nhận giao khốn Tỷ lệ (%) Hình thức vi phạm đến rừng và đất lâm nghiệp Tỷ lệ (%) Hài lịng 84,7 Chặt cây trong rừng khốn 17,4 Khơng hài lịng 15,3 Khai thác khống sản +
chặt cây rừng 60,2 Khơng rõ 0,0 Khai thác khoáng sản +
chặt đai rừng 22,4 Có thể thấy rõ, rừng mang lại lợi ích gián tiếp và lâu dài ở tầm vĩ mô, nhưng người dân hướng đến phải được hiện diện trong đời sống hàng ngày. Trong nhận thức của mỗi hộ người dân (Bảng 4.10), rừng tự nhiên vẫn phát triển bình thường (77,6% số hộ), quan trọng hơn là sau khi nhận khốn thì tình trạng rừng diễn biến theo chiều hướng xấu nhiều hơn là theo chiều hướng tốt (giữ nguyên: 21,4% số hộ, xấu đi: 26,5% số hộ). Ngun nhân khơng gì khác là trên diện tích mà họ nhận khốn (tỷ lệ hài lịng đạt 84,7%), các hộ đã khai thác tài nguyên và chặt cây rừng trong rừng (60,2% số hộ), hoặc khai thác và chặt cây trong đai rừng chính (22,4% số hộ). Điểu đó dẫn đến toàn bộ (100% số hộ) sẵn sàng vi phạm đến đất rừng bằng cách này hay cách khác để “chuyển” từ đất rừng sang đất trồng Cà phê (Bảng 4.11).
Theo đó, tình trạng duy trì diện tích rừng tự nhiên vẫn là một thách thức. Nguyên nhân không phải là chỉ là phá rừng, mà chính là do chính sách giao khốn vẫn cịn nhiều bất cập. Vả lại, cơng tác quản lý đất giao khốn cho các nông hộ khơng thể kiểm sốt khơng chỉ ở việc mua bán đất mà còn ở khâu thực hiện các hoạt động trên đất, cho nên quản lý bảo vệ rừng càng gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế ấy, thăm dò người dân dự định những công việc nào và QLBV thế nào cho tốt được đặt ra, câu trả lời từ những “người dân trong cuộc” là như sau:
Bảng 4.12. Dự định của người dân về việc làm và đề xuất ý kiến về QLBV
Dự định việc làm trên diện tích nhận khốn Tỷ lệ (%) Đề xuất ý kiến góp phần QLBV tốt hơn Tỷ lệ (%) Trồng rừng tập trung 74,5 Tăng cường tuần tra bảo vệ 5,1 Thiết kế tỷ lệ rừng_cà phê 12,2 Không chặt phá cây rừng 67,4 Cả hai phương án trên 8,2 Làm thông nguồn nước 16,3 Cả ba phương án trên 5,1 Tất cả 3 phương án trên 11,2
Theo như kết quả của Bảng 4.12, người dân hoàn toàn ưu tiên cho việc trồng rừng trên đất nhận khoán là ưu tiên thứ nhất (74,5% số hộ), những hộ có diện tích rừng trồng nhiều hơn thì có u cầu thiết kế lại tỷ lệ diện tích trồng Cà phê và diện tích trồng rừng (12,2%), hoặc vừa muốn trồng rừng vừa muốn thiết kế tỷ lệ giữa Cà phê và trồng rừng (8,2%). Xét cho cùng thì tồn bộ 100% số hộ đều mong muốn thực hiện các công việc liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới gây trồng Cà phê.
Để có thể QLBV rừng tốt hơn, hộ dân đề xuất không chặt phá cây rừng (67,4% số hộ) hay tăng cường tuần tra bảo vệ rừng (5,1%). Tuy nhiên, vẫn có 16,3% số hộ cho rằng làm thơng thống rừng (tỉa thưa rừng) cũng là một cách để duy trì tình trạng của rừng, thực chất là tốt cho cả cây trồng và rừng trồng. Có 11,2% số hộ đề xuất với đồng thời các biện pháp trên.
Tóm lại, có thể nhận định rằng có thể có nhiều bên cùng tham gia quản lý tài nguyên rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu, nhưng đề tài phân làm hai nhóm chính là:
- Với các tổ chức nhà nước có thể kể đến là UBND huyện, BQL rừng, Hạt Kiểm lâm, Phịng Tài ngun và Mơi trường. Tuy nhiên, qua cách nhìn và
đánh giá của CBCNV và các hộ dân thì chỉ có thể chấp nhận về mặt chủ trương, còn vai trò thực thi quản lý tài nguyên trên thực tế gần như bị lu mờ.
- Với cộng đồng địa phương có UBND xã và các hộ nhận giao khốn: Vai trị quản lý của UBND chỉ phát huy khi giao đất và lập hợp đồng khốn rừng, cịn cách quản lý các hoạt động trên đất được giao hồn tồn mang tính hộ gia đình, cũng chưa có sự liên kết mang tính cộng đồng. Việc kết hợp hài hồ giữa quản lý rừng bền vững và đảm bảo đời sống hộ dân bằng chính đất rừng là bài toán chưa thể giải quyết trong bối cảnh hiện nay tại địa phương.