4.1.3.1. Kết quả công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
Tình hình vi phạm Luật BV&PTR tại xã Đạ Tông giai đoạn 2015-2018 được thống kê chi tiết tại bảng 4.3.
Bảng 4.3: Thống kê tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng tại xã Đạ
Tông giai đoạn 2015-2018
Năm Loại vi phạm Tổng mức độ vi phạm Số vụ vi phạm Diện tích (ha)
Khối lượng lâm sản (m3) 2015 Phá rừng 8 1,94 Cất giữ trái phép 1 0,68 Làm cháy rừng 1 1,90 Tổng 10 3,84 0,68 2016 Phá rừng 17 9,04 13,65 Làm cháy rừng 1 1,64 Tổng 18 10,68 13,65 2017 Phá rừng 4 1,29 Khai thác trái phép 4 10,60 Làm cháy rừng 2 17,93 Tổng 10 19,22 10,60 2018 Phá rừng 4 1,02 Khai thác trái phép 1 15,93 Tổng (9/2018) 5 1,02 15,93
Có thể nói rằng, Đam Rông là một trong những huyện là điểm nóng về vi phạm luật BV&PTR. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất và đốt rẫy gây cháy rừng vẫn diễn ra thường xun, gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Từ khi có Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong BV&PTR, các cơ quan chuyên trách và chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình trạng vi phạm Luật BV&PTR, tuy nhiên các hành vi vi phạm pháp luật vẫn diễn biến rất phức tạp.
Hình 4.2: Diễn biến tình hình phá và làm cháy rừng tại xã Đạ Tơng
giai đoạn 2015 -2018
Qua số liệu ở bảng 4.2 cho thấy tình trạng vi phạm Luật BV&PTR tại Đạ Tông phổ biến ở các hành vi phá rừng, khai thác trái phép và làm cháy rừng. Đặc biệt là tình trạng phá rừng, trong những năm qua vẫn diễn ra thường xuyên, cá biệt là năm 2016 trên địa bàn xã đã để xảy ra 17 vụ phá rừng, gây thiệt hại 9,04 ha rừng, với 13,65 m3 lâm sản bị phát hiện. Tình trạng khai thác trái phép trong hai năm trở lại đây cũng có chiều hướng gia tăng về mức độ thiệt hại lâm sản, năm 2018 đã phát hiện 15,93 m3 lâm sản bị khai thác trộm mặc dù số vụ vi phạm có giảm nhẹ. Tình trạng gây cháy rừng gồm cả có chủ ý và vơ ý vẫn diễn
ra hàng năm và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Năm 2017 đã để xảy ra 2 vụ cháy rừng, thiệt hại lên tới 17,93 ha rừng (xem hình 4.2).
4.1.3.2. Kết quả xây dựng Qui ước QLBVR
Thực hiện Thông tư liên tịch số 03/2000/TT-BTP-BVHTT-TTQVN, ngày 31/3/2000 của Bộ Tư pháp- Bộ Văn hóa thơng tin- Ban thường trực UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư; Thông tư 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Qui ước QLBVR trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Ban Lâm nghiệp xã phối hợp với các cơ quan chức năng đã tham mưu xây dựng được 9 Qui ước QLBVR ở từng thôn trong xã.
Việc xây dựng Quy ước của thôn bản được tổ chức với sự tham gia của già làng, trưởng bản và những điều được qui định trong qui ước đã được người đại diện các hộ dân tham gia thảo luận, thống nhất và thông qua nên đã thu hút được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng.
Qua kết quả phỏng vấn cho thấy các qui định trong qui ước đã được phổ biến đến đa số người dân trong các cộng đồng, việc tôn trọng và thực thi các qui định trọng qui ước được giám sát nên đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành của người dân và cộng đồng.
4.1.3.3. Kết quả công tác PCCCR
Quán triệt phương châm “4 tại chỗ” để đối phó với những tình huống xấu có thể xẩy ra, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng cũng như các thiệt hại do cháy rừng gây ra. UBND xã đã xác định vùng trọng điểm cháy, chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR của xã, thành lập các tổ đội PCCCR tại chỗ, tổ chức trực 24/24 giờ vào những tháng nắng nóng cao điểm để theo dõi tin báo và ứng cứu khi cháy rừng xảy ra. Vào mùa khô Hạt kiểm lâm cũng chủ động tham
mưu cho UBND huyện ban hành chỉ thị tăng cường cơng tác PCCCR, rà sốt bổ sung phương án, bố trí lực lượng trực tuần tra để thực hiện tốt công tác PCCCR.
Tuy nhiên, từ năm 2015 đến 2018 trên địa bàn đã xảy ra 04 vụ cháy rừng, thiệt hại khoảng 21,46 ha rừng trồng, ước tính giá trị thiệt hại trên 112 triệu đồng. Các vụ cháy nhỏ vẫn xảy ra, nhưng do làm tốt cơng tác trực, gác và bố trí lực lượng người dân hợp lý, cho nên các vụ cháy mới xảy ra đã được cộng đồng người dân phát hiện và xử lý dập tắt kịp thời, dẫn đến không gây thiệt hại nặng nề về tài nguyên rừng.
Hệ thống biển báo, bảng cấm, pano, apphic, bảng quy ước BVR; được tu sửa và bổ sung thường xuyên nên phần nào đã phát huy tác dụng.Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn là yếu tố gây trở ngại cho công tác PCCCR. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác PCCCR hầu như chưa đáp ứng yêu cầu công tác PCCCR, mặt khác kinh phí phục vụ cơng tác PCCCR cịn hạn chế, nhất là các khoản đầu tư làm giảm vật liệu cháy nên nhiều khu rừng tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, nhất là những diện tích rừng ở xa khu dân cư.
4.1.3.4. Kết quả ông tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
Từ khi thực hiện Chỉ thị số 30 –CT/TU, ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Tỉnh ủy Lâm đồng đến nay, đã tổ chức tuyên truyền với các nội dung như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định 157 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; những quy định về PCCCR đồng thời phổ biến các chế độ, chính sách hưởng lợi từ rừng; phổ biến nội dung trong hợp đồng khoán BVR giửa cộng đồng với chủ rừng, thông báo danh sách các hộ vi phạm Luật BV&PTR, cung cấp số điện thoại để cộng đồng tham gia tố giác tội phạm.
Có thể nói rằng, việc tuyên truyền được thực hiện sâu, rộng đến mọi đối tượng, đặc biệt có chú trọng đến đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư tự do.
Bảng 4.4. kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại xã Đạ
Tơng giai đoạn 2015-2018
Hình thức tuyên truyền Năm thực hiện Tổng số
2015 2016 2017 2018
Số buổi tuyên truyền qua họp dân 07 09 06 05 27 Số lượt người tham gia 686 824 572 490 2.572 Số lần tuyên truyền lưu động 8 14 10 5 37 Số người ký Bản cam kết QLBVR 264 355 176 102 891
Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông (2018)
Từ năm 2015 - 2018, các đơn vị chủ rừng, Hạt kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm, Uỷ ban nhân dân xã đã tổ chức tuyên truyền được 27 buổi tuyên truyền thơng qua các buổi họp dân tại tồn bộ các thôn trong xã với hơn 2.572 lượt người tham gia, ngồi ra cịn tổ chức được 37 lần tuyên truyền lưu động bằng xe loa trong các mùa cao điểm. Hoạt động ký cam kết tuân thủ và tự nguyện thực hiện các qui định trong Qui ước BVR, cam kết tham gia QLBVR đã được tiến hành với 891 người tham gia (xem bảng 4.4).
Công tác xử lý vi phạm được thực hiện kịp thời, đúng qui định của Nghị định 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Ngồi việc xử phạt vi phạm hành chính, UBND xã cịn tổ chức đưa các đối tượng vi phạm ra kiển điểm trước cộng đồng của từng thơn, để cộng đồng bình xét, đánh giá, phê bình nên đã góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của cộng đồng.
4.1.3.4. Kết quả cơng tác quản lý tài ngun, khống sản
Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, truy quét, giải toả các tụ điểm khai thác khoáng sản trái phép tại các tiểu khu 104, 108, 109. Hàng tháng, Ban lâm nghiệp xã phối hợp với công an xã, trạm Kiểm lâm địa bàn có kế hoạch kiểm tra, giải tỏa các khu vực khai thác khoáng sản trái phép, nhằm
tiêu hủy các dụng cụ phục vụ khai thác khoáng sản, đẩy đuổi các đối tượng tổ chức khai thác khoáng sản ra khỏi địa bàn. Tuy vậy, do việc hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn thường xảy ra tại các khu vực xa xơi, hẻo lánh, địa hình đồi núi phức tạp, giao thơng đặc biệt khó khăn.
Mặc dù việc quản lý tài nguyên, khoáng sản đã được chú trọng, sự phối hợp của các ban ngành chức năng trong q trình giải toả cịn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả và chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiều khi thiếu quyết liệt trong triển khai ngăn chặn và xử lý. Do đó nhiều diện tích đất lâm nghiệp vẫn bị lén lút san ủi, lấn chiếm, ảnh hưởng nhiều đến cơng tác kiểm tra, xử lý giải toả, gây khó khăn cho việc thu hồi lại diện tích đất bị lấn chiếm.