4.3.2.1. Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ
Có thể nói rằng phát triển LNCĐ nói chung và QLRDVCĐ nói riêng đang được xem là một chủ trương hiệu quả có triển vọng đối với vấn đề
QLBVR, nhằm gắn kết lợi ích và trách nhiệm của các bên có liên quan, đặc biệt là người dân địa phương. Những năm qua, các chủ trương, chính sách về QLR nói chung và QLRDVCĐ nói riêng ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong thời gian qua cơng tác QLRDVCĐ vẫn cịn một số hạn chế, bất cập liên quan đến chủ trương, chính sách và thực hiện các chủ trương chính sách đó tại địa phương. Cụ thể là:
Do sự bất cập trong chủ trương giao đất, giao rừng trong thời gian trước và hiện tại cơ chế bồi thường khi thu hồi rừng và đất rừng đã giao chưa rõ ràng nên việc điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các đơn vị chủ rừng tại khu vực nghiên cứu chưa được thực hiện kịp thời, hợp lý, dẫn đến sự chồng lấn giữa đất của các HGĐ và của cá chủ rừng khác. Mặt khác, việc cắm mốc ranh giới phân định giữa diện tích của VQG, Ban QLRPH với đất của cộng đồng dân cư chưa được thực hiện do chưa bố trí được kinh phí nên đã tạo kẽ hở cho một số đối tượng lấn chiếm đất.
Hiệu quả của công tác phối hợp liên ngành trong QLBVR vẫn còn hạn chế do bị động, thiếu tính liên tục, phối hợp chưa chặt chẽ. Mặc dù nhà nước đã có các văn bản hướng dẫn về phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng, hay giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm trong cơng tác bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ lậu, tấn công gây thương tích cho kiểm lâm vẫn xảy ra.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cấp các nghành, chưa phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị, nhất là tại các thơn. Cơng tác phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan trong cơng tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, chưa tìm ra những nguyên nhân, giải pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép.
Do cơ chế ràng buộc và chế tài xử lý khi DN chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai qui định nên DN nhận đất, nhận rừng chỉ chú trọng tới việc lợi dụng rừng để kinh doanh thu lợi nhuận, chưa thực sự quan tâm đến nhiệm vụ QLBVR, chưa nắm được tình hình vi phạm, chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Hầu hết các DN chưa tự tuần tra, kiểm tra, phát hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên diện tích rừng được thuê, hầu hết các việc phát hiện các vụ vi phạm đều do cộng đồng và nhân viên các trạm QLBVR của các chủ rừng nhà nước và kiểm lâm địa bàn phát hiện, ngăn chặn.
Việc thu hút cộng đồng dân cư tham gia QLR trên thực tế vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc về cách làm, về cơ chế, chính sách cũng như hiệu quả thực tế của những mơ hình LNCĐ chưa rõ ràng, địi hỏi sự hồn thiện hơn về chính sách và sự nỗ lực hơn nữa của các bên liên quan trong cơ chế cùng tham gia QLR. Mặt khác, việc thực thi các chính sách hỗ trợ LNCĐ ở địa phương trên thực tế đang gặp khơng ít khó khăn do chưa thực sự quan tâm đến tiếng nói trực tiếp của người dân ở cấp thôn bản, chưa huy động tốt nguồn lực tại chỗ của người dân địa phương và sự đảm bảo cơng bằng lợi ích giữa các bên liên quan.
Nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động QLRDVCĐ đang chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước hàng năm. Các nguồn thu khác thường chỉ đủ chi phục vụ cho hoạt động bộ máy ban quản lý và hoạt động chuyên môn, không thể đủ để phục vụ cho những hoạt động xây dựng cơ bản, di dân hoặc đền bù để giải quyết chồng lấn, v.v. làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động BV&PTR.
Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống pháp luật về BV&PTR nói chung cũng như QLRDVCĐ nói riêng chưa hồn chỉnh. Một số quy định của pháp luật còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất và tính đồng bộ. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật còn thiếu, chưa đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm. Việc thiếu các văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng khơng nhỏ trong quá trình thực
hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân chưa thực sự hiệu quả nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào QLR một cách mạnh mẽ.
4.3.2.2. Sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích
Bảng 4.13: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của các nhóm HGĐ ở xã Đạ Tơng
TT Loại đất Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Thơn Mê Ka 3.600 100 7.330 100 8.400 100 1 Đất trồng Cà phê 2.960 82,2 6.500 88,7 7.400 88,1 1.1 Đất lâm nghiệp 1.580 53,4 3.540 54,4 4.360 58,9 1.2 Đất nông nghiệp 1.380 46,6 2.960 45,6 3.040 41,1 2 Đất vườn và thổ cư 640 17,8 830 11,3 1.000 11,9 Thôn Đạ Nhinh 1 3.840 100 7.050 100 9.600 100 1 Đất trồng Cà phê 3.230 84,1 6.360 90,2 8.870 92,4 1.1 Đất lâm nghiệp 1.570 48,6 2.940 46,2 4.620 52,1 1.2 Đất nông nghiệp 1.660 51,4 3.420 53,8 4.250 47,9 2 Đất vườn và thổ cư 610 15,9 690 9,8 730 7,6 Thôn Đạ Nhinh 2 4.230 100 7.200 100 8.950 100 1 Đất trồng Cà phê 3.650 86,3 6.580 91,4 8.220 91,8 1.1 Đất lâm nghiệp 1.960 53,7 3.380 51,4 4.510 54,9 1.2 Đất nông nghiệp 1.690 46,3 3.200 48,6 3.710 45,1 2 Đất vườn và thổ cư 580 13,7 620 8,6 730 8,2 Trung bình 3 thơn 3.890,00 7.193,33 8.983,33
Trong những năm qua, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển các diện tích trồng Cà phê được cho là vấn đề nhạy cảm và có chiều hướng diễn biến phức tạp ở các xã trong huyện Đam Rơng nói chung và ở xã Đạ Tơng nói riêng. Số liệu chi tiết về diện tích và cơ cấu sử dụng đất của các nhóm HGĐ ở các thôn điểm, xã Đạ Tông được tổng hợp ở Bảng 4.13.
Qua số liệu ở Bảng 4.13 cho thấy về tổng diện tích đất bình qn của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. các HGĐ nhóm khá có tổng diện tích đất lớn nhất là 8.983,33 m2. Các HGĐ nhóm TB có tổng diện tích đất nhỏ hơn, đạt 7.193,33 m2. Ít đất nhất là các HGĐ nhóm nghèo với 3.980,00 m2, bằng khoảng một nửa diện tích đất của các HGĐ nhóm khá.
Về cơ cấu sử dụng đất, tồn bộ các HGĐ ở Đạ Tơng có 2 loại đất chính gồm đất lâm nghiệp và đất vườn (cả thổ cư). Số liệu về tỷ trọng các loại đất cho thấy các HGĐ thuộc cả ba nhóm hộ có tỷ trọng đất trồng Cà phê chiếm tỷ lệ rất cao, từ 82,2% đến 88,7%, còn lại là đất vườn và đất thổ cư. Như vậy có thể thấy rằng canh tác cây Cà phê đang là hoạt động trồng trọt chính của xã Đạ Tơng.
Số liệu thực tế cũng chỉ ra rằng các HGĐ đang sử dụng toàn bộ cả diện tích đất lâm nghiệp và đất nơng nghiệp để trồng Cà phê. Như vậy, rõ ràng là đã có sự thay đổi về bản chất mục đích sử dụng đất ở Đạ Tông. Các HGĐ đang tận dụng tất cả các loại đất để chuyển sang trồng Cà phê. Trước sức hấp dẫn của cây Cà phê thì việc mở rộng diện tích trồng trọt của các HGD là nguyên nhân chính dẫn đến các hành động phá rừng và lấn chiếm đất của các đơn vị chủ rừng trên địa bàn nghiên cứu.
4.2.2.3. Khó khăn trong tiếp cận tài nguyên rừng cho đời sống cộng đồng
Sinh kế của người dân phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên rừng mà chính xác là diện tích cây trồng và diện tích đất giao khốn. Do khơng có ruộng để sản xuất lương thực và hoa màu, cho nên phần lớn thời gian còn lại trong ngày của
người dân địa phương sẽ dành cho việc chăm sóc Cà phê, ngồi ra là đi vào rừng để khai thác những sản phẩm trong rừng để cho thu nhập thêm.
Kết quả điều tra cho thấy sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng mà cụ thể là đất lâm nghiệp dành cho cây trồng là một khẳng định. Khi thu nhập từ các nguồn bên ngồi (làm th, lương, dịch vụ bn bán nhỏ) càng thấp thì đời sống của người dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên đất có NTTS của hộ.
Những khó khăn của việc tiếp cận và sử dụng tài nguyên rừng cho sinh kế hộ gia đình là:
a. Tiếp cận tự do các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Các đặc điểm sinh kế trên đây tạo ra những khó khăn, thử thách trong quản lý bảo vệ rừng cả theo phương thức truyền thống cũng như phương thức có sự tham gia. Để bổ sung vào nguồn thu nhập của gia đình, người dân buộc phải tiếp cận các tài nguyên này. Mặc dù là người sử dụng trực tiếp tài nguyên rừng, các cộng đồng không phải là người sử dụng hồn tồn hợp pháp. Tình trạng tiếp cận tự do này làm cho rừng dễ bị xuống cấp nhiều hơn, vì người dân khơng thể phát huy các sáng kiến của mình để duy trì cơ sở tài nguyên.
b. Mâu thuẫn giữa những nhóm sử dụng tài nguyên rừng: Tình trạng tiếp cận tự do gây ra mâu thuẫn giữa những người sử dụng thực tế tài nguyên rừng với những người bao chiếm đất rừng và được công nhận theo pháp lý hay các khu vực là tài sản cơng. Một trường hợp điển hình là mâu thuẫn trong việc tiếp cận các vị trí khai thác khoáng sản. Nhưng một vấn đề hết sức quan trọng là việc quản lý và khai thác nguồn lợi này chưa được quy hoạch cụ thể. Một số cá nhân đã bao chiếm đất và không cho người dân địa phương sử dụng, gây nên sự bất bình của các người dân ở đây và đã làm cho cuộc sống của người dân khó khăn lại càng khó khăn hơn.
c. Nhận thức về các chức năng của rừng chưa rõ ràng: Về các chức năng phòng hộ của rừng, kết quả điều tra cho thấy tất cả các nông hộ trong khu vực
tham gia trao đổi thơng tin đều có cùng nhận thức về những tác dụng có lợi của rừng như phịng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, các giá trị về mặt phòng hộ thường được người dân đề cập một cách tương đối mơ hồ. Do đó, việc giáo dục mơi trường trong khu vực đòi hỏi phải chứng minh vai trò của nó đối với đời sống của người dân địa phương. Một khi người dân có những nhận thức đầy đủ hơn và những động lực kinh tế mạnh mẻ hơn, họ sẽ có thể thay đổi hành vi của mình trong việc khai thác các tài nguyên này.
4.3.2.4. Trình độ nhận thức của người dân hạn chế
Nhận thức của người dân địa phương về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là một trong những vấn đề then chốt làm thay đổi tập quán sử dụng tài nguyên, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của người dân trong BV&PTR. Có thể nói rằng trình độ văn hóa thấp kém, thói quen khai thác rừng bừa bãi là nguyên nhân chính làm hạn chế nhận thức của người dân địa phương. Kết quả phỏng vấn về trình độ văn hóa của người dân xã Đạ Tơng được thống kê ở bảng 4.14.
Từ số liệu ở bảng 4.14 cho thấy tỷ lệ mù chữ ở khu vực nghiên cứu đặc biệt cao, chiếm tỷ lệ từ 76,69 (thôn Đạ Nhinh 1) đến 78,26 (thôn Đạ Nhinh 2), trong khi đó số người có trình độ trung học phổ thông chỉ đạt từ 5,31% (thôn Đạ Nhinh 1) đến 7,69% (thơn Mê Ka), cịn lại là trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Như vậy có thể nói rằng do trình độ văn hóa thấp nên việc tiếp cận với tiến bộ khoa học gặp nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng canh tác lạc hậu, đói nghèo làm giảm động lực tham gia BVR của người dân trong khu vực.
Trình độ nhận thức kém kéo theo sự thiếu hiểu biết về luật pháp và chính sách, khó khăn trong cơng tác vận động, tun truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước. Từ những nguyên nhân này dẫn đến những hành vi vi phạm luật BV&PTR thường xuyên xảy ra.
Bảng 4.14: Thống kê trình độ văn hóa của người dân tại các thơn điều tra Trình độ văn hóa Thôn Đạ Nhinh 1 Thôn Đạ Nhinh 2 Thôn Mê Ka Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Mù chữ 260 76,69 180 78,26 180 76,92 Tiểu học 39 11,51 20 8,70 21 8,98 Trung học cơ sở 22 6,49 14 6,08 15 6,41 Trung học phổ thông 18 5,31 16 6,96 18 7,69 Tổng 339 100 230 100 234 100
Nguồn: UBND xã Đạ Tông (2017)
Nhận thức về vai trị của rừng thấp, khơng ý thức được giá trị của tài nguyên thiên nhiên dẫn đến các hành vi phá rừng rất nguy hiểm và nghiêm trọng, điển hình là hiện tượng người dân ken, khoanh gốc cây làm cây chết đứng rất nhanh nhưng lại rất khó phát hiện để bắt quả tang đối tượng vi phạm. Việc sử dụng hóa chất tràn lan để diệt cây, cỏ làm giảm khả năng tái sinh của rừng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái là những điểm yếu ảnh hưởng nghiêm trọng tới ĐDSH và QLBVR.
4.4. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân vào QLRDVCĐ QLRDVCĐ