4.3.1.1. Có được sự lãnh đạo, chỉ đạo và hành động quyết liệt của UBND trong công tác quản lý BVR và tài nguyên khoáng sản
Từ kết quả phỏng vấn các cán bộ xã, thơn có thể tổng hợp một số điểm mạnh liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo và hành động quyết liệt của Đảng uỷ, UBND trong công tác quản lý BVR và tài ngun khống sản ở Đạ Tơng như sau:
Hàng năm Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về công tác QLBVR và tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó UBND xã đã xây dựng được Phương án bảo vệ rừng cụ thể làm căn cứ thực hiện; thường xuyên chỉ đạo Ban lâm nghiệp xã phối hợp với các chủ rừng, các ban ngành tăng cường tuần tra, kiểm tra truy quét, đặc biệt là các khu vực trọng điểm như các tiểu khu 67, 72, 105, 106, 108 và 109. Kiên quyết thu hồi diện tích rừng bị phá, lấn chiếm để tổ chức trồng lại rừng hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên. Đối với khu vực giáp ranh với huyện Lạc Dương và tỉnh Đắc Lắc đã thường xuyên bố trí lực lượng QLK BVR để tuần tra, canh gác nhằm phát hiện các hành vi xâm hại rừng của những kẻ lợi dụng khu vực giáp ranh.
Hàng tháng Ban lâm nghiệp xã họp đánh giá tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, để xây dựng kế hoạch ngăn chặn.
Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã đã tham gia kiểm tra rừng với cộng đồng ít nhất 02 lần. Do vậy đã góp phần làm giảm các vụ vi phạm Luật BV&PTR.
Công tác xử lý vi phạm được thực hiện kịp thời và nghiêm minh. Theo qui định của Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, UBND xã cịn tổ chức đưa các đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước cộng đồng để răn đe, giáo dục và làm gương.
Chính quyền địa phương và các chủ rừng đã thực hiện tốt cơng tác rà sốt, bình bầu đối với các hộ được nhận khoán BVR, chú trọng tới các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tuyên truyền được chú trọng nên khi giải toả đất lâm nghiệp của các hộ dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng đều được diễn ra theo kế hoạch, các hộ đều tự nguyện trả lại đất cho nhà nước để trồng lại rừng mà khơng có phản ứng hay chống đối lực lượng giải tỏa.
4.3.1.2. Được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức cộng đồng
Có thể khẳng định rằng QLRDVCĐ phải lấy các tổ chức cộng đồng làm nịng cốt. Hiện tại ở từng thơn đã có những tổ chức cộng đồng sẵn có, phát huy được vai trò của các tổ chức này đã đem lại nhiều thuận lợi cho công tác QLR ở địa phương. Chi tiết về vai trò của các tổ chức cộng đồng liên quan đến QLR ở cấp thơn được trình bày cụ thể như sau:
- Già làng: Trong các thơn ở xã Đạ Tơng đều có Già làng hay Trưởng làng là người đứng đầu bộ máy tự quản của mỗi làng. Già làng là người có uy tín nhất trong làng nên tiếng nói của Già làng rất có giá trị trong điều hành cơng việc chung của làng và đặc biệt là trong việc xây dựng, tuyên truyền và vận dụng Qui ước, hương ước BVR của các thôn.
- Trưởng thôn: Trưởng thôn là người có uy tín được nhân dân trong thơn tín nhiệm bầu lên. Trưởng thơn là người đại diện, chịu trách nhiệm với chính quyền địa phương trực tiếp quản lý các vấn đề về hành chính trong
thơn, được tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến QLBVR. Nhìn chung các hoạt động QLRDVCĐ khi triển khai đến thôn đều phải thơng qua Trưởng thơn. Nhìn chung, Trưởng thơn là người tham gia và các hoạt động tổ chức, thực hiện và giám sát toàn bộ các hoạt động BVR, tuyên truyền giáo dục pháp luật, xây dựng các tổ BVR, vận động quần chúng nhân dân tham gia PCCCR, v.v. trong địa bàn của thơn mình.
- Trưởng họ: Là người đứng đầu mỗi dịng họ, chịu trách nhiệm quản lý gia đình, dịng họ, tham gia hòa giải các mâu thuẩn, trong dòng họ, đưa ra quyết định xử phạt, răn đe trong dịng họ khi có thành viên sai phạm. Nói chung đây là người có uy tín nhất đại diện cho một nhóm người có huyết thống gần nhau, rất thích hợp để làm trưởng các Tổ BVR.
- Tổ trưởng Tổ BVR: Tổ trưởng là người vừa trực tiếp tham gia công tác BVR, vừa chịu trách nhiệm quản lý tổ viên, điều động, phân công, sắp xếp tổ viên theo yêu cầu công việc; theo dõi, chấm công các tổ viên; tham mưu, đề xuất cho chính quyền và chủ rừng về nhu cầu nhận khốn, thanh lý hợp đồng và các vấn đề về BVR.
- Hội cựu chiến binh: Các thành viên trong Hội cựu chiến binh là những người có kinh nghiệm trong việc tuần tra, canh gác và đều là những người đã được giáo dục tốt về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đã được rèn luyện về tinh thần kỷ luật của quân đội nên thường là nịng cốt trong các tổ BVR, có vai trị dẫn dắt và gây ảnh hưởng tích cực tới các thành viên khác trong Tổ BVR.
- Hội phụ nữ: cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói chung thường theo chế độ mẫu hệ nên vai trò của người phụ nữ trong xã hội thường có ảnh hưởng mạnh mẽ tới gia đình và cộng đồng. Thơng thường Hội phục nữ tham gia giải quyết các vấn đề về hơn nhân gia đình; tranh chấp đất đai góp ý kiến xây dựng khu dân cư tại bn làng.
- Đồn thanh niên: Bao gồm các thành viên trẻ, đang ở độ tuổi sung sức nhất, thường tham gia các hoạt động xây dựng khu dân cư thôn, thực hiện các phong trào do địa phương tổ chức, đi tiên phong trong các hoạt động PCCCR và là lực lượng bổ sung cho các Tổ BVR.
4.3.1.3. QLRDVCĐ tạo nguồn sinh kế cho các HGĐ
Tạo ra thu nhập để cải thiện đời sống kinh tế cho các HGĐ là một trong những vấn đề then chốt để đảm bảo vừa bảo vệ được tài nguyên rừng vằ phát triển cộng đồng một cách bền vững. Thực tế, đơn giá khốn BVR ở Đạ Tơng hiện nay là 500.000 đ/ha/năm, nâng lên cao hơn so với những năm trước 100.000 đ/ha/năm. Một cách trực tiếp đã nâng cao thu nhập từ hoạt động tham gia BVR của các HGĐ, đóng góp một tỷ trọng khơng nhỏ vào cơ cấu thu nhập của các HGĐ, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy sự tham gia của người dân vào QLR. Chi tiết về cơ cấu thu nhập của các nhóm HGĐ tại các thơn điểm được giới thiệu ở hình 4.3.
Hình 4.3: Cơ cấu thu nhập của các nhóm HGĐ thơn Mê Ka
Qua hình 4.3 cho thấy cơ cấu thu nhập ở các nhóm hộ phân theo khả năng kinh tế ở thơn Mê Ka có sự khác biệt. Các nhóm hộ nghèo và trung bình chỉ có
2 nguồn thu chính là nguồn thu từ trồng Cà phê và nguồn từ khốn BVR, trong khi đó, ngồi các nguồn thu như ở hai nhóm hộ kể trên nhóm hộ khá có thêm nguồn thu nhập khác từ dịch vụ, chăn nuôi, vv. Trong cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ thì thu nhập từ khốn BVR có ảnh hưởng mạnh nhất đối với các HGĐ nhóm nghèo, chiếm tỷ trọng tới 57% trong cơ cấu thu nhập của các hộ, tiếp đến là nhóm hộ TB (chiếm 35%) và cuối cùng là nhóm hộ khá (chiếm 10%).
Hình 4.4: Cơ cấu thu nhập của các nhóm HGĐ thơn Đạ Nhinh 1
Đối với thơn Đạ Nhinh 1 thì nhóm hộ khá có 4 nguồn thu, trong đó nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất là từ trồng Cà phê (49%), trong khi thu nhập từ khoán BVR chỉ chiếm 13% trong tổng thu nhập của các hộ nhóm này.
Nhóm hộ TB ở Đạ Nhinh 1 lại có thu nhập từ Cà phê lên đến 67%, cịn lại là thu nhập từ khốn BVR (33%). Thu nhập từ khốn BVR vấn có ảnh hưởng lớn đối với các HGĐ nhóm nghèo, chiếm tỷ trọng lên đến 54%, cao hơn so với 46% còn lại thu từ trồng Cà phê.
Tại thơn Đạ Nhinh 2 thì thu nhập từ khốn BVR có tỷ trọng là 50% ở các HGĐ nhóm nghèo, 34% ở các HGĐ nhóm TB và 9% ở nhóm các HGĐ khá. Thu nhập từ trồng Cà phê chiếm tỷ trọng cao nhất ở nhóm HGĐ khá.
Hình 4.5: Cơ cấu thu nhập của các nhóm HGĐ thơn Đạ Nhinh 2
Tóm lại, nhìn chung cơ cấu thu nhập của các HGĐ ở xã Đạ Tơng khá đơn giản. Các hộ nhóm khá có từ 3-4 nguồn thu, trong khi các hộ nhóm TB và nghèo chỉ có 2 nguồn thu chính là từ trồng Cà phê và từ tiền nhận khốn BVR. Từ những phân tích ở trên có thể sơ bộ kết luận rằng tham gia vào các hoạt động QLRDVCĐ đã đem lại một nguồn sinh kế đáng kể cho các HGĐ ở địa bàn nghiên cứu và đặc biệt là với các hộ nhóm nghèo thì khốn BVR có ảnh hưởng lớn đối với cơ cấu thu nhập của HGĐ.