Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ tông, huyện đam rông, tỉnh lâm đồng​ (Trang 31 - 33)

Tồn xã có 6 nhóm đất chính, được chia thành 12 loại đất khác nhau, chi tiết về đặc điểm đất của xã được trình bày ở bảng 3.1.

Đất phù sa sơng suối (Py): Là loại đất hình thành bởi phù sa của các con suối chảy trong vùng. Phẫu diện đất có màu nâu nhạt, thành phần cơ giới không đồng nhất và phụ thuộc vào mẫu chất trong lưu vực suối. Đất này phù hợp với cây hàng năm và lúa nước.

Đất vàng đỏ trên đá granite (Fa): Được hình thành do đá granite phong hóa ra, đất có màu đỏ chủ đạo, cấu tạo viên, phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Có thể khai thác cho sản xuất nơng nghiệp, diện tích cịn lại độ dốc lớn trên 200 m dành để duy trì và bảo vệ rừng.

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất phân bố trong khu vực của xã Đạ Tơng

STT Tên đất

Diện tích

hiệu (ha) (%)

I Nhóm đất cát C 34,85 0,24 I1 Đất cát ven sơng Ca/1 34,85 0,24 II Nhóm đất phù sa P 257,73 1,80 II1 Đất phù xa chua phân hóa phẫu diện P 168,60 1,18 II2 Đất phù xa suối Py 89,14 0,62 III Nhóm đát đỏ vàng F 5.447,43 37,95 III1 Đất đỏ vàng trên đá granite Fa 5.127,66 35,72 III2 Đất đỏ vàng trên đá cat sét kết Fs 45,46 0,32 III3 Đất đỏ vàng do biến đổi trồng lúa nước Fl 274,31 1,91 IV Nhóm đất dốc tụ D 126,51 0,89 V Nhóm đất mùn đỏ vàng H 8.389,74 58,45 V1 Nhóm đất mùn đỏ vàng trên đá granit Ha 6.405,90 44,63 V2 Nhóm đất mùn đỏ vàng trên đá sét Hs 1.983,84 13,82 VI Các loại đất khác 235,39 0,67 Tổng 14.423,44 100

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đam Rơng, tỉnh Lâm Đồng) Đất đỏ vàng do biến đổi của trồng lúa nước (Fl): Là loại đất đỏ vàng do dân khai phá để trồng lúa nước. Do bị ngập nước trong một thời gian trong năm nên một số tính chất đất thay đổi nhiều đất có cấu trúc cục tảng, tầng trên bị sáo trộn, tầng dưới có gley. Đất này thích hợp với một vụ màu một vụ lúa mùa.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Được hình thành và phát triển tích đọng các sản phẩm bị quấn trôi từ các vùng đồi núi xung quanh xuống. Do đất dốc tụ thường phân bố dưới các thung lũng hẹp bằng phẳng ven chân đồi núi. Có thể sử dụng trồng 2 vụ lúa đơng xuân và hè thu.

Đất mùn vàng đỏ trên đá granite (Ha): Được hình thành trên đá diorite phong hóa ra, phân bố trên độ cao 1000 m so với mặt nước biển và còn rừng tự nhiên bao phủ. Đất có màu xám đen ở lớp đất mặt có tích lũy mùn, màu vàng đỏ ở các tầng dưới, cấu tạo viên, thịt nhẹ, tầng đất dày 100 cm. Đất này dùng cho lâm nghiệp tu bổ, bảo vệ rừng.

Đất đỏ vàng trên đá cát sét kết (Fs): Được hình thành do đá cát sét kết phong hóa ra, đất có màu đỏ vàng chủ đạo, cấu tạo viên, thành phân cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất đà trung bình. Đất này thích hợp với trồng cây cơng nghiệp lâu năm.

Đất mùn đỏ vàng trên đá cát sét kết (Hs): Được hình thành trên đá diorite phong hóa ra. Phân bố trên độ cao 1000 m so với mặt nước biển và còn rừng tự nhiên bao phủ. Đất có màu xám đen do tích lũy đất mùn, màu vàng đỏ ở các tầng dưới, cấu tạo viên, thịt nhẹ, tầng đất dày trên 100 cm. Đất này dành cho lâm nghiệp.

Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện (P): Được hình thành bởi đất phù sa của con sơng Krơng Nơ chảy qua xã. Phẫu diện đất có màu nâu nhạt, thành phần cơ giới không đồng nhất và phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy trong mùa lũ của dịng sơng hàng năm. Đất này phù hợp với trồng hoa màu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ tông, huyện đam rông, tỉnh lâm đồng​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)