rừng dựa vào cộng đồng
Trong tiến trình phân tích các điều kiện thuận lợi và khó khăn của hệ thống quản lý rừng hiện tại ở khu vực nghiên cứu, đề tài cũng đã xác định một số hướng khắc phục làm cho người dân có thể tham gia hiệu quả hơn vào cơng cuộc bảo vệ và phát triển rừng. Đến đây, đề tài xin tổng hợp một số giải pháp chính dựa trên sự phân tích tình hình kinh tế, xã hội và tài nguyên ở khu vực nghiên cứu.
4.4.2.1. Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân
Sự khai hoang mang tính tự phát trên các diện tích rừng trước đây để chuyển sang trồng Cà phê là nguyên nhân chính làm thu hẹp diện tích rừng. Trong khi đó, một bộ phận dân cư đơng đảo ở khu vực nghiên cứu đã thiếu đất canh tác và có cuộc sống hồn tồn phụ thuộc vào tài ngun đất nơng nghiệp. Do đó, việc phân chia đất cho các hộ chính sách là một chủ trương mang tính xã hội rất thiết thực. Vấn đề là sau đó, việc quy hoạch sử dụng đất phải giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế, xã hội và mơi trường. Ngồi ra, quy hoạch này phải giúp phục vụ cho công cuộc giảm nghèo, quyền của người dân địa phương đã và đang sinh sống ở trong và gần vùng rừng ngập mặn.
Một trong những công cụ quản lý quan trọng để đối phó với tình hình này là thiết lập quy hoạch sử dụng đất. Hiện nay tỉnh chưa có một quy hoạch cụ thể nhằm phát triển hợp lý giữa trồng Cà phê và trồng rừng, nhằm khôi phục và phát triển tài nguyên rừng một cách ổn định và bền vững. Thực tế sử dụng tài nguyên ở khu vực nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi có sự phân định giữa đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp, các hệ thống này cũng là những hệ thống mở. Để đối phó với khó khăn này, cần phải có một chương trình nghiên cứu đánh giá kinh tế một cách tồn diện để làm cho các nhóm liên quan nhận thức mối liên hệ giữa rừng và tài nguyên cây trồng. Quy hoạch này cần dựa trên sự tham gia của cộng đồng và sự phối hợp giữa các ngành, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp sẽ là công cụ quan trọng của tiến trình này.
Một phương án quy hoạch lại toàn bộ khu vực rừng là lý tưởng nhưng khơng khả thi. Thay vào đó, đề tài đề nghị thử nghiệm một tiến trình quy hoạch từ dưới lên và có sự tham gia của người dân địa phương. Quy hoạch này phải đáp ứng những hình thức hoạt động kinh tế và sử dụng đất đai của người dân phù hợp với những chuẩn mực kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển bền vững. Theo ý kiến của đa số người dân trong khu vực nghiên cứu cho rằng, trên
diện tích giao khốn cần phải cân đối tỷ lệ giữa đất quy hoạch cho trồng rừng và gây trồng Cà phê.
4.4.2.2. Giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng
+ Giao đất lâm nghiệp:
Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia đã đề cập trên đây, thực hiện tốt việc giao đất lâm nghiệp đối với đất khơng có rừng cho các hộ dân trong khu vực để họ tổ chức trồng thêm rừng và đầu tư sản xuất lâm nông kết hợp nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho các thành viên của cộng đồng. Không kể việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức nhà nước, cơ chế giao đất lâm nghiệp hiện hành là giao cho cá nhân. Điều này khơng khuyến khích sự hợp tác trong các chương trình hành động tập thể. Do đó, bên cạnh việc giao đất cho cá nhân như hiện nay, phương án giao đất cho cộng đồng ở một số khu vực là biện pháp phát huy sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng. Trong trường hợp này, nguyên tắc công bằng và đồng thuận khi chia sẻ những lợi ích thu được từ đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng phải được tuân thủ.
Tiến hành thu hồi diện tích rừng đã giao khốn cho các tổ chức tập thể để giao khốn lại cho các hộ nghèo, khơng có đất tại địa phương vì hầu hết các tập thể này nhận khốn rừng nhưng cho người khác thuê lại để trồng Cà phê. Với việc cho thuê lại, rừng trồng này hoàn tồn khơng được quản lý bảo vệ đúng theo hợp đồng đã được ký kết.
+ Giao khoán quản lý bảo vệ rừng:
Cơ chế giao khoán QLBV rừng cho hộ nhận khốn làm gia tăng chi phí thực thi vì các đơn vị chủ rừng phải ký kết hợp đồng với từng hộ và giám sát kết quả đối với từng hộ. Điều đó làm cho việc đánh giá hiệu quả quản lý rừng theo phương thức này gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế, với diện tích rừng phịng hộ hiện cịn, với nguồn ngân sách và tình hình dân số, điều kiện đời sống, phân
chia mỗi hộ nhận khốn một diện tích nhỏ, nhưng họ tự tổ chức lại và phân công trách nhiệm bảo vệ rừng. Các sáng kiến tự tổ chức lại này cần được phát huy để làm hạt nhân hình thành các tổ tự quản tham gia chăm sóc, quản lý và xây dựng vốn rừng. Cùng với sự hỗ trợ về tổ chức cộng đồng, cần thử nghiệm những hình thức giao khốn mới cho cộng đồng quản lý theo tài sản cơng và chia sẻ lợi ích từ việc quản lý rừng thay vì trơng chờ sự bao cấp của nhà nước theo đơn giá 350.000 đ/ha như hiện nay. Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia thảo luận, đề ra hương ước quản lý rừng, phân công trách nhiệm, thực hiện giám sát và quy định cơ chế chia sẻ lợi ích do việc quản lý tài sản công này cho từng thành viên một cách công bằng và dân chủ.
+ Các hoạt động kết hợp
Tiếp tục rà sốt lại chính sách GĐGR, có chính sách hỗ trợ cho cộng đồng để quản lý diện tích rừng hiện hữu và đầu tư trồng lại ở những nơi chưa có đủ diện tích rừng theo quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nhận khoán gắn bó với rừng trên cơ sở có thu nhập ổn định từ nguồn lợi trồng rừng hay cây công nghiệp khác.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương và Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, cụ thể giữa các cơ quan quản lý bảo vệ rừng ở địa phương để đảm bảo thực hiện đúng chức năng của từng cơ quan.