- Tài nguyên động vật
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
(1) Các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phưong tới TNR KBTTN và DT VĩnhCửu, gồm có:
- Sản xuất trên đấtlâm nghiệp lấn chiếm: Mặc dù là đất rừng được khai phá cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nhưng trên thực tế số hộ có triển khai canh tác trên diện tích đất của họ lại rất thấp, từ 11,2 đến 27,5% của tổng số hộ.
- Các hoạt động khai thác trái phép gây tác động tiêu cực tới TNR được phân thành 4 nhóm: lấy gỗ, lấy củi, chặt tre nứa và khai thác LSNG. Số hộ tham gia nhiều nhất ở LSNG, sau đến lấy củi, tre nứavà ít nhất là lấy gỗ.
- Việc lợi dụng rừng để chăn thả gia súc là không phổ biến, chỉ có khoảng 20,6% số hộ có chăn thảtrâu, bò, song số lượng cũng giới hạn.
- Các hình thức tác động bất lợi khác vào rừng có: sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu trên đất canh tác nông nghiệp, đốt vật liệu sau thu hoạch ở trong rừng. Nhìn chung, tác động bất lợi làở diện tích bị thu hẹp do khai phá chứ không phải chất lượng tài nguyên bị giảm.
(2) Phân tích loại hình thu nhập và các nguồn thu nhập của hộ gia đình: - Tổng thu nhập bình quân của người Châu-ro thấp hơn so với người Kinh. Ở các mức thu nhập dưới 30 triệu thì tỷ lệ số hộ người Châu-ro luôn cao hơn người Kinh, song từ mức 30 triệu trở lên thì tỷlệ người Kinh lại cao hơn. Xét về phương diện thống kê, tổng thu nhập phụ thuộc rất có ý nghĩa vào thành phần dân tộc; hay nói cách khác, thành phần dân tộc khác nhau sẽ có thu nhập khác nhau.
- Tổng thu nhập bình quân của hộ giàu cao hơn so với hộ trung bình 1,2 lần và hộ nghèo 1,4 lần. Ở các mức thu nhập dưới 20 triệu thì tỷ lệ số hộ nghèo luôn cao hơn hộ trung bình và giàu, song ở mức 20- 50 triệu thì tỷ lệ giữa cácnhóm hộ không chênh lệch nhau, nhưng đến mức thu nhập trên 50 triệu thì tỷ lệ số hộ giàu đã cao hơn 2 đến 3 lần so với hộ trung bình và nghèo. Qua trắc nghiệm thống kê,
tổng thu nhập của hộ không có quan hệ phụ thuộc có ý nghĩa với phân loại kinh tế hộ gia đình.
- Sự tác động vào rừng dưới 2 hình thức chính là sản xuất trên đất lâm nghiệp và khai thác lâm sản trong rừng của nhóm hộ giàu là ít hơn so với nhóm hộ trung bình và nghèo, nhóm hộ giàu ít tác động vào rừng hơn nhưng thu nhập vẫn cao hơn nhóm hộ trung bình và nghèo. Đây cũng được xem là một lý do dẫn tới người trung bình và nghèo phải tác động thêm vào đất rừng.
- Không có sự phụ thuộc về phương diệnthống kê giữa tổng thu nhập và thu nhập từ đất lâm nghiệp, giữa tổng thu nhập vào thu nhập từ khai thác lâm sản và giữa tổng thu nhập vào thu nhập từ chăn thả gia súc trong rừng. Lý do chính là tỷ lệ số hộ tham gia và số tiền thu được tính cho mỗi hoạt động thấp hơn nhiều lần so với tổng số hộ và tổng thu nhập.
- Quan hệ giữa tổng thu nhập và thu nhập từ lâm nghiệp có thể được mô hình hóa là quan hệ đường thẳng y = a + bx với hệ số b dương và mức độ quan hệ giữa hai biến này là không chặt chẽ. Khi thu nhập từ lâm nghiệp tăng thì một số ít hộ phụ thuộc vào rừng cũng có tổng thu nhập tăng, còn đa số hộ khác có nguồn thu không hẳn dựa vào rừng.
(3) Phân tích các nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi
-Cơ cấu phân phối đất canh tác rất không đều giữa các loại đất canh tác của nông hộ. Diện tích đất canh tác rất nhiều ở đất lâm nghiệp và vườn hộ, ngược lại có quá ít ở đất hoa màu và đặc biệt là lúa nước. Quan trọng hơn là cơ cấu phân phối đất canh tác rất không đều giữa các hộ gia đình, số hộ không có đất lúa nước cao hơn nhiều so với hộ có đất.
- Tương quan giữa tổng thu nhập và tổng chi phí là tương quan dương. Quan hệ giữa tổng thu và chi có thể được mô hình hóa là quan hệ đường thẳng y = a + bx với hệ số b dương, giữa thu nhập và chi phí của các hộ có mối quanhệ phụ thuộc nhau rất chặt chẽ và việc chi phí nói chung là có hiệu quả.
- Quan hệ giữa thu nhập và chi phí trên đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản cũng được mô hình hoá là mộtquan hệ đường thẳng y = a + bx với hệ số b dương.
Bên cạnh, giữa thu nhập và chi phí trên đất lâm nghiệp của các hộ có mối quan hệ phụ thuộc nhau rất chặt chẽ.
- Tuy nhiên, quan hệ thu nhập và chi phí của hoạt động chăn thả gia súc không hoàn toàn là tỷ lệ thuận và hệ số tương quan thấp, chứng tỏ nguồn thu có được phụ thuộc vào những yếu tố khác (thị trường, giá cả, bệnh tật) chứ không phải từ đầu tư cho chăn nuôi.
(4)Đề xuất các giải pháp kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi tới TNR