- Tài nguyên động vật
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Nhóm hộ gia đình nhận khoán đất trồng rừng
Hiện nay, toàn xã có 241 hộ gia đình nhận khoán đất trồng rừng theo chương trình 327 và 661. Diện tích: 444,39 ha, thời hạn hợp đồng: 50 năm (theo UBND xã Phú Lý, 2008). Các mô hình trồng rừng của KBTTN và DT Vĩnh Cửu gồmcó:
- Trồng hỗn giao cây lâm nghiệp: Muồng + Dầu, Sao + Dầu, Dầu + Xà cừ, Xà cừ + Tre + Tràm.
- Trồng xen cây lâm nghiệp và cây lấyquả: Sao + Điều, Sao + Ươi, Xà cừ + Cây ăn trái.
- Trồng rừng đơn loài: Sao thuần loại.
Trước năm 2005: 3 năm đầu, hộ gia đình được nhận hỗ trợ là 300.000 đồng/ha/năm và được trồng xen canh cây nông nghiệp, cây ăn trái trên đất rừng phòng hộ cho tới khi cây rừng khép tán không canh tác được nữa thì giao lại rừng cho Ban QLR phòng hộ Vĩnh An (cũ). Ban QLR phòng hộ cũng đưa ra mô hình trồng rừng với người dân là cứ 1 ha đất lâm nghiệp trồng rừng thì người dân phải trồng rừng 200 câySao, Dầu cộng với chăm sóc và bảo vệ, diện tích đất còn lại dân tự canh tác. Ban QLR phòng hộcung cấp giống và hỗ trợ tiền công.
Từ năm 2005 –2006: những hộ nhận khoán trồng sẽ được những khoản hỗ trợ trong 4 năm với mức kinh phí là: năm thứ nhất 2.500.000 đồng công trồng và
chăm sóc, năm thứ hai là 700.000 đồng/ha/năm chăm sóc, năm thứ 3 là 500.000 đồng/ha/năm, năm thứ tư là 300.000 đồng/ha/năm.
Phía BQL rừng phòng hộ: cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, trả tiền công (phát quang, cuốc hố, trồng và chăm sóc trong 3 năm đầu) cho các hộ nhận khoán.
Hộ nhận khoán được sử dụng đất trồng xen canh các loại cây công nghiệp như Điều, Xoài, Mì. Ngoài ra, diện tích đất trồng rừng còn trồng xen cây Tràm (1ha trồng 500 cây tràm),người dân trồng và chăm sócbảo vệ.
Bảng 4.29: Thuận lợi khó khăn củanhóm hộ nhận khoán đất trồng rừng
Thuận lợi Khó khăn Mong muốn
-Có đất đểtrồng xen sản phẩm nông nghiệp. - Có sản phẩm nông nghiệp và không phải đóng thuế
-Lâm trường cho mua thiếu cây giống trồng rừng để trồng
-Tràm được hưởng 7-3 (dân hưởng 7, nhà nước hưởng 3).
- Mô hình trồng Sao Dầu, giữa trồng Tràm quá dày không trồng xen được. - Trồng Ươi bị sâu, không được cấp giống lại.
- Trồng Tre chỉ sau 2 năm không trồng xen được. - Không đượcvay tiền ngân hàng với đất trồng rừng.
- Không yên tâm canh tác (sợ bị thu hồi đất).
- Không tự quyết định giá sản phẩm khai thác
-Đề nghị khai thác cây Muồng, trồng Sao, Dầu. -Khi cây khép tán đề nghị tăng tiền công chăm sóc (dân không trồng xen được nữa).
- Ngân hàng cho vay tiền với sổ xanh (đất trồng rừng).
- Giữ nguyên diện tích đất đã giao khoán. - Muốn được biết số lượng sản phẩm, giá bán khi khai thác
Nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng và khai thác lồ ô,song mây - Nhóm bảo vệ rừng:
Hiện có 15 hộ dân tộc Châu-ro được nhận rừng giao khoán để chăm sóc và bảo vệ với diện tích là 3.059,9 ha, ký hợp đồng trực tiếp từng năm. Những hộ này đều thuộc ấp Lý Lịch 1, được ấp chọn với điều kiện hộ kinh tế khó khăn (diện
nghèo), nhiệt tình và đủ năng lực, nếu hộ nào vi phạm các quy định của hợp đồng thì bị cắt hợp đồng. Thời hạn hợp đồng nhận giao khoán, bảo vệ rừng là từng năm, kinh phí là 100.000đ/ha/năm.
Bảng 4.30: Thuận lợi khó khăn của nhóm hộ nhận khoán và khai thác
Thuận lợi Khó khăn Mong muốn
Thanh niên Châu- ro có việc làm phù hợp khả năng. - Không có đất sản xuất. - Lương bảo vệ rừng còn thấp (1.200.000 đ/tháng). - Cấp đất sản xuất. -Tăng lương bảo vệ rừng trên 2.000.000 đ. -Đào tạo thêm nghề. - Hỗ trợ vốn sản xuất.
Nhóm cộng đồng dân tộc bản địa
Hiện nay, cộng đồng dân tộc bản địa ngườiChâu-ro sống chủ yếu tại ấp Lý Lịch 1 có 115 hộ, ấp 4 có 23 hộ. Trong ấp Lý Lịch 1, có 15 hộ nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích 3.059,9 ha cho Ban QLR phòng hộ Vĩnh An (cũ), mỗi hộ nhận được 1.000.000 đồng/tháng. Người dân ở ấp Lý Lịch 1 không nhận đất chương trình 327 và 661 củaBan QLR phòng hộ.
Bảng 4.31: Thuận lợivàkhó khăn củanhóm hộ đồng bào Châu-ro
Thuận lợi Khó khăn Mong muốn
-Đồng bào đượcnhà nước quan tâmcấp đất, nhà. -Cơ sở hạ tầng đường giao thông tốt. - Có“cây nước” sạch cho đồng bào. -Trường học tốt, gần.
- Thiếu việc làm cho lao động trẻ.
- Thiếu vốn, đất phát triển sản xuất.
- Chăn nuôi giá cả không ổn định.
- Thủ tục vay vốn phức tạp, thời hạn vay quá ngắn.
- Có đất sản xuất - Nhận con em người Châu-ro làm bảo vệ rừng. - Kéo dài thời gian vay vốn.
- Giảm học phí cho con em đồng bào dân tộc
- LậpHTX nông nghiệp cho đồng bào Châu-ro