- Tài nguyên động vật
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1.1. Tổng thu nhập theo thành phần dân tộc
Như đã nhìn nhận trong phần tổng quan tài liệu, khó khăn về kinh tế đã và đang là một các nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho người dân phải tác động vào rừng. Bên cạnh, tập quán canh tác và sinh sống du canh du cư vẫn là truyền thống của đồng bào dân tộc Châu-ro mặc dù đãđược nhà nước hỗ trợ định cư nơi ở mới. Vì vậy, đề tàiđã tìm hiểu thêmở cả hai khía cạnh này (dân tộc và kinh tế). Vấn đề đặt ra là sự tác động bất lợi vào TNR có sự phụ thuộc vào thành phần dân tộc và kinh tế hộ gia đình giàu nghèo hay không?
Theo kết quả trình bàyở trên, toàn xã có 7 dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là người Kinh và Châu-ro. Sau đây là kết quả tổng thu nhập liên quan đến người Kinh và người Châu-ro (bảng 4.11 và hình 4.2):
Bảng 4.11: Tổng thu nhập của hộ gia đình theo thành phần dân tộc
Mức thu nhập (triệu) Châu-ro (hộ) Kinh (hộ) Khác (hộ) Tổng (hộ)
Dưới10 1 7 0 8 Từ 10 –20 17 15 0 32 Từ 20 –30 11 22 1 34 Từ 30 –40 7 26 0 33 Từ40 –50 4 12 2 18 Trên 50 6 29 0 35 Tổngcộng(hộ) 46 111 3 160 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 Dưới 10 10-20 20-30 30-40 40-50 Trên 50 Thu nhập (triệu) T ỷ l ệ h ộ ( % ) Châu-ro Kinh
Hình 4.2: Tổng thu nhập của hộ gia đình theo thành phần dân tộc
Bảng 4.11 và hình 4.2 mô tảtổngthu nhập bình quân cả năm của các hộ gia đìnhđiều tra theo hai tiêu chí: mức độ thu nhập (triệu đồng) và thành phần dân tộc (Kinh và Châu-ro). Từ bảng và biểunày, chúng tôi có nhận xét:
- Có 3 nhóm hộ dân tộc điều tra, nhưng thực chất chỉ là 2 nhóm chính là người Kinh và người Châu-ro, cho thấythu nhậpcó sự khác biệt rõ rệt, số hộ người Châu-ro có thu nhập bình quân từ 10 đến30 triệu/năm chiếm nhiều nhất, trong khi số hộ người Kinh có thu nhập trên 30 triệu và thậm chí trên 50 triệu lại đông hơn.
Điều đó dẫn đến tổng thu nhập bình quân của người Châu-ro (28,0 triệu/hộ/năm) thấp hơn so với ngườiKinh (34,7 triệu/hộ/năm).
- Nếu quy ra tỷ lệ (%) số hộ thu nhập ở từng mức cũng thấy sự khác biệt theo tính quy luật. Ở các mức thu nhập dưới 30 triệu thì tỷ lệ số hộ người Châu-ro luôncao hơn người Kinh, song từ mức 30 triệu trở lên thì tỷ lệ người Kinh lại cao hơn, thập chí ở mức thu nhập trên 50 triệu thì số hộ người Kinh cao gấp 2 lần so với hộ người Châu-ro (hình 4.2).
- Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn nghèo của tỉnh Đồng Nai là thấp hơn 4,8 triệu/người/năm (UBND tỉnh Đồng Nai, 2008; tiêu chuẩn các năm trước đó là 3,0 triệu/người/năm)và căn cứ vào số khẩu bình quân/hộcủaxã Phú Lý (theo số liệu ở bảng 4.1) là 4,4 khẩu. Vậy mức thu nhập bình quân thấp hơn 21 triệu/hộ là thuộc diện nghèo tiêu chuẩn. Theo tiêu chí này thì trong 160 hộ điều tra, tỷ lệ hộ nghèo của người Châu-ro làdưới39,1% vàngười Kinh làdưới19,8%, sự khác biệt đã gấp hơn2 lần.
Kết quả trắc nghiệm Chi-square về mối quan hệ định tính này cho biếtgiá trị P = 0,006 (phụ lục 3.1a) nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa 0,01. Do đó,về phương diện thống kê có thể kết luận rằng, tổng thu nhập của hộ ở đây phụ thuộc rất có ý nghĩa vào thành phần dân tộc; hay nói cách khác, thành phần dân tộc khác nhau sẽ có thu nhập khác nhau.