Công tác tuyên truyền vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 86 - 87)

- Tài nguyên động vật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2.1. Công tác tuyên truyền vận động

Trước hết, từ kết quả điều tra cho thấy rằng, số hộ ở các chương trình trả lời không biết hoặc không được hổ trợ từ chương trình chiếm tỉ lệ rất cao, chương trình 661 có đến 98,8%, chương trình 327 là 78,8%. Sở dĩ có kết quả này, theo chúng tôi là do chương trình tuyên truyền chưa rộng khắp đến người dân. Người dân không biết quyền lợi của mình khi tham gia chương trình hoặc không được tham gia.Tuy nhiên, khi đánh giá về ảnh hưởng hay tác động của các chương trình đối với hộ gia đình thì cóđến 57,5% trả lời theo hướng tích cực, khoảng 19,4% trả lời theo hướng ngược lại.

Công tác tuyên truyền các qui định của pháp luật trong công tác bảo vệ rừng Luật BVPTR; Nghị định 159/CP qui định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR; Nghị định 32/CP qui định động, thực vật hoang dã quí hiếm và chế độ

quản lý bảo vệ; Nghị định 09/CP qui định về PCCCR; các qui định về bảo tồn đa dạng sinh học. Công tác tuyên truyền thời gian qua có quan tâm nhưng chưađi vào chiều sâu, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nội dung chưa phù hợp trìnhđộ của người dân chưađem lại hiệu quả cao.

Cần nâng cao hơn công tác tuyên truyền nghiên cứu hình thức, nội dung tuyên truyền, lồng ghép trong các đợt tuyên truyền trong công tác PCCCR trong mùa khô như: quán triệt trong các tổ chức của chính quyền Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Đoàn thanh niên…, trong các tổ chức của Đảng là những tuyên truyền viên. Đơn vị chủ rừng phối hợp các ấp tổ chức các hội nghị ở các cụm dân cư giáp rừng, phát loa công cộng, phát tờ rơi, pa nô áp phích, tuyên truyền trong trường học bằng các bài hát, vở kịch về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng đối với cuộc sống của họ. Khi nhận thức được vấn đề thì chính họ tự nguyện tham gia với đơn vị quản lý cùng tham gia bảo vệ rừng giảm thiểu tác động bất lợi vào rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)