Khả năng đáp ứng lương thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 71 - 72)

- Tài nguyên động vật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1.3. Khả năng đáp ứng lương thực

Theo điều tra, nguồn lương thực có được duy nhất chỉ từ diện tích đất canh tác lúa nước (có cấp sổ đỏ). Theo số liệu thống kê (bảng 4.6) thì cả xã có 3.078,2 ha đất nông nghiệp, chỉ chiếm có 11,6% so với diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau mà không phải toàn bộ diện tích đất này đều đưa vào canh tác lúa nước. Từ số liệu điều tra của 160 hộ ở 6 ấp của xã Phú Lý cho thấy (bảng 4.23)như sau:

Bảng 4.23: Thống kê diện tích và quyền sở hữu đất canh tác lúa nước

Phân bố diện tích Quyền sử dụng đất (số đỏ)

Mứcdiện tích(m2) Số hộ % Sổ đỏ Số hộ % Không cóđất 136 85,0 Không có 136 85,0 Dưới 5000 14 8,8 Đã có 22 13,8 Từ 5.000-10.000 8 5,0 Từ 10.000-15.000 1 0,6 Chưa có 2 1,3 Từ 15.000-20.000 1 0,6 Tổng (hộ) 160 Tổng 160

Theo kết quả của bảng 4.23, có tới 85% số hộ không có đất canh tác lúa nước, chỉ có 2/160 hộ (chiếm 1,2%) có diện tích trên 1 ha cho canh tác lúa nước. Kết quả ở bảng 4.18 cũng đã chỉ ra rằng, số hộ không có đất canh tác lúa nước chiếm cao nhất (136/160) và cao hơn so với tất cả các loại đất canh tác khác (trồng hoa màu, làm vườn hộ, cây lâm nghiệp). Như vậy, diện tích đất nông nghiệp hầu như chỉ dành cho trồng màu hoặc cây ăn quả trong vườn hộ. Diện tích đất nông nghiệp nói chung đã ít, diện tích dành cho canh tác lúa nước còn ít hơn. Điều đó suy ra rằng, người dân phải chuyển sang các loại hình kinh doanh khác để kiếm tiền trang trải cho lượng lương thực hàng ngày.

Tiếp theo, khi được hỏi khả năng đầu tư vào sản xuất nông lâm nghiệp trong tương lai thì kết quả thu được như sau (bảng 4.24):

Bảng 4.24: Khả năng đầu tư SXcủa các hộ gia đìnhtrong tương lai Khả năng

đầu tư

Lúa nước Hoa màu Vườn hộ Cây LN Chăn nuôi

Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ %

Không 151 94,4 158 98,8 108 67,5 136 85,5 121 75,6

Có 9 5,6 2 1,3 52 32,5 24 15,0 39 24,4

Tổngcộng 160 160 160 160 160

Theo đó (bảng 4.24), chỉ có 5,6% số hộ có ý muốn tiếp tục đầu tư vào sản xuất lương thực bằng lúa nước, việc trồng cây trong vườn hoặc chăn nuôi nói chung vẫn được người dân quan tâm hơn.

Qua thảo luận nhóm, những khó khăn mà người dân gặp phải theo thự tự từ cao đến thấp như sau:

- Đất nhiểm phèn.

- Giá vật tư cao(giống, phân bón).

- Thiếu vốn sản xuất (đất chưa cósổ đỏthì không thểvay vốn sản xuất). - Giá sản phẩm không ổn định.

- Thời tiết, dịch bệnh đe dọa. - Mưa làm cho ngập úng.

Vậy thì, nguyên nhân người dân tác động vào rừng liên quan tới khả năng đáp ứng lượng thực, tóm lạilà do:

- Diện tích canh tác đất lúa nước (để có lương thực là gạo) hiện tại quá ít so với các loại canh tác khác, xử lý đất phèn chưa có giải pháp căn cơ.

- Khả năng đầu tư cho sản xuất lương thực không hiệu quảso với cây ăn quả, cây lâm nghiệp và chăn nuôi.

- Gặp nhiều rủi ro từ phía tự nhiên (dịch bệnh, ngập úng) hoặc xã hội (thị trường, giá cả, vốn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)