- Tài nguyên động vật
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2.3. Mối quan hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ chăn thả gia súc Bảng 4.19: Phân bố tần số (hộ) theo các mức thu nhập (triệu đồng)
Bảng 4.19: Phân bố tần số (hộ) theo các mức thu nhập (triệu đồng)
Tổng thu nhập (triệu)
Thu nhập từ gia súc (hộ)
Tổng cộng (hộ) Không có thu nhập Có thu nhập
Dưới 10 triệu 8 0 8 Từ 10 –20 triệu 26 6 32 Từ 20 –30 triệu 29 5 34 Từ 30 –40 triệu 29 4 33 Từ 30 –40 triệu 14 4 18 Trên 50 triệu 31 4 35 Tổng cộng (hộ) 137 23 160
Kết quả trắc nghiệm Chi-square cho biết P = 0,680 (phụ lục 3.2c) lớn hơn nhiều so với mức ý nghĩa 0,05. Do đó, không có sự phụ thuộc về phương diện thống kê giữa tổng thu nhập vào thu nhập từ chăn thả gia súc trong rừng. Điều đó cho thấy việc quá ít hộ chăn nuôi (chỉ chiếm 14,4%) chưa đủ tác động một cách có ý nghĩa vào thu nhập chung của đa số hộ ở đây.
Tóm lại, nếu tách riêng từng hoạt động tác động bất lợi vào tài nguyên rừng và đất rừng thì không có sự quan hệ ràng buộc gọi là có ý nghĩa giữa thu nhập chung của hộ với thu nhập của từng loại hoạt động. Lý do chính là tỷ lệ số hộ tham gia và số tiền thu được tính cho mỗi hoạt động thấp hơn nhiều lần so với tổng số hộ và tổng thu nhập của hộ.
Thêm nữa, để làm rõ hơn quan hệ của tổng thu nhập với tất cả các yếu tố cấu thành từ các hoạt động liên quan tới sản xuất lâm nghiệp (đất lâm nghiệp; khai thác lâm sản; chăn thả gia súc), chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích định lượng bằng tương quan và hồi qui để đánh giá dạng và mức độ quan hệ của yếu tố thành phần đến tổng thu nhập bình quân của các hộ gia đình.
y = 0.32x + 33.049R2 = 0.0349 R2 = 0.0349 0 20 40 60 80 100 120 140 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Thu nhập từ LN (triệu) T ổ n g t h u n h ậ p ( tr iệ u )
Hình 4.9: Tương quan và hồi quy tuyến tính giữa tổng thu nhập và
thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp (đất LN, lâm sản, gia súc) Phương trình thiết lập được (phụ lục 4.1a):
Y = 33,0492 + 0,3200* XVới R = 0,1868 và R2 = 0,0349 Với R = 0,1868 và R2 = 0,0349
Kết quả trắc nghiệmANOVA với P = 0,0180
Từ kết quả này, chúng tôi có thêm nhận xét:
Quan hệ giữa tổng thu nhập và thu nhập từ nguồn lâm sản của các hộ điều tra có thể được mô hình hóa là quan hệ đường thẳng y = a + bx với hệ số b dương (0,3200) và mức độ quan hệ giữa hai biến này là không chặt chẽ (R = 0,1868). Theo đồ thị (hình 4.9), khi thu nhập từ lâm nghiệp tăng thì một số ít hộ phụ thuộc vào rừng cũng có tổng thu nhập tăng, còn đa số hộ kháccó nguồn thu không hẳn là từ rừng. Nói cách khác, nếu tính cho toàn cộng đồng thì tổng thu nhập của hộ ít phụ thuộc vào thu nhập từ đất lâm nghiệp và khai thác lâm sản và chăn thả gia súc ở trong rừng.
Thu nhập chung, 76% Thu nhập từ
lâm nghiệp, 24%
Hình 4.10: Tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp so với tổng thu chung 4.3. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi