- Tài nguyên động vật
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2. Phân tích nguyên nhân xã hội 1 Các chính sách hỗ trợ
Trong thời gian qua, xã Phú Lý đã nhận được nhiều chương trình hỗ trợ từ phía nhà nước. Có 4 chương trình lớn có ảnh hưởng đến đời sống người dân ở đây là: ĐCĐC, 327, 661 và các chính sách tín dụng góp phầnxóađói giảm nghèo. Mức độ đáp ứng của các chương trình dưới con mắt của người dân qua điều tra 160 hộ như trình bày trong bảng 4.27:
Bảng 4.27: Hỗ trợ từ các chương trình và mức độ đáp ứng người dân
Mức độ đáp ứng ĐCĐC CT 327 CT 661 Tín dụng Khác Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Không 126 78,8 135 84,4 158 98,8 83 51,9 151 94,4 Có 34 21,3 25 15,6 2 1,3 77 48,1 9 5,6 Tổngcộng 160 160 160 160 160 Nhận xét:
Trước hết, từ kết quả ở bảng chothấy rằng, số hộ ở các chương trình không đáp ứng được yêu cầu luôn chiếm tỷ lệ rất cao, thậm chí như chương trình 661 có đến 98,8%trả lời không biết hoặc không nhận được sự hổ trợ của chương trình. Tỷ lệ các hộ trả lời “có” chiếm cao nhất ở chương trình tín dụng, sau đến chương trình ĐCĐC, thấp nhất ở chương trình 661. Sở dĩ có kết quả này, theo chúng tôi là do:
- Do mục tiêu của các chương trình không hoàn toàn giống nhau và cũng không bao phủ hết cho các hộ dân, do đósẽ cónhiều hộ dân không nằm trong diện được hỗ trợ của chương trình nên không biết đến chúng, cụ thể như các chương trình327 và 661 đều có đặc điểm chung như vậy.
- Hai chương trình là tín dụng và ĐCĐC ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ gia đình vì chương trình kéo dài nhiều năm và mở rộng cho nhiều đối tượng tham gia, nhất là với các hộ nghèo. Vì vậy, người dân dễ nhớ và nhận biết được tác dụng của chúng.
- Mặc dù có chương trình mangđến tác dụng to lớn cho cả xã hay cộng đồng (như 661) nhưng người dân ít nhận ra vì không biết, không được tham gia hay không được tuyên truyền. Mặt khác, người dân khó có thể nhận ra rành rọt chương
trình này khác với chương trình kia vì chúng được tiến hành trong cùng một giai đoạn thời gian.
Tuy nhiên, khi đánh giá vể ảnh hưởng hay tác động của các chương trình đối với hộ gia đình thì có đến 57,5% trả lời theo hướng tích cực, khoảng 19,4% trả lời theo hướng ngược lại (hình 4.18), số còn lại không có câu trả lời rất có thể là những hộ không nhận được sự hỗ trợ bởi chương trình.
Có phù hợp, 58% Không phù hợp, 19% Không trả lời, 23%
Hình 4.18: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình
Tóm lại, vì nhiều lý do mang tính chính sách và xã hội nên không phải hộ nào cũng nằm trong diện của chương trình, và ngay những hộ được tham gia vào chương trình này hay dự án kia thì cũng khó biết được mục tiêu của mỗi chương trình. Do đó, tỷ lệ số hộ nói “không” với từng chương trình khá cao làđiều dễ thấy trên thực tế. Song, mặt tích cực của chương trìnhảnh hưởng đến từng hộ gia đình ít nhiều đãđược xác nhận bởi chính người dân sinh sống tại đây. Điều đó kéo theo tỷ lệ số hộ sẽ tham gia vào nhiều hoạt động nếu được chương trình hỗ trợ, đáng kế nhất là tiền mặt cho buôn bán (63,1% số hộ), vốn ban đầu để mua con giống và thức ăn cho chăn nuôi (53,1%), ngay cả trồng rừng được xem là bấp bênh nhưng nếu đượchỗ trợ tiền và giao khoán quản lý thì cũng có đến 31,9% số hộ chấp nhận (bảng 4.28).
Bảng 4.28: Tỷ lệ hộ muốn được hỗ trợ để tham gia vào các hoạt động
Mức độ tham gia
Tỷ lệ (%) số hộ ở các hoạt động
Ng.phụ Tr.rừng Ăn quả Ch.nuôi C.nhân B.bán
Không 86,9 68,1 56,3 46,3 56,9 36,9
Có 13,1 31,9 43,7 53,1 43,1 63,1
Kh.trả lời 0,6