- Tài nguyên động vật
3.3.1. Thành phần dân tộc, lao động và hiện trạng phân bố dân cư
Xã Phú Lý thành lập năm 1976, chủ yếu là người Châu-ro sinh sống. Năm 1987 xã được tái thành lập là xã vùng sâu vùng xa, kinh tế kém phát triển. Trong quá trình phát triển, nhiều dân di cư tự do từ mọi miền đất nước đến định cư. Dân tộc Châu-ro sinh sống lâu đời tại đây có tập quán du canh du cư. Đến năm 1989, nhà nước tổ chức định cư cấp nhàở, đất nông nghiệp, giếng nước, điện, … nhưng do xây dựng cơ sở hạ tầng chưa phù hợpvà tổ chức sản xuất chưa có hiệu quả nên một số hộ đồng bào trở vềnhàở cũ và canh tác theo tập quántruyền thống.
Xã Phú Lý có 9 ấp là ấp 1, 2, 3, 4, Lý Lịch 1, Lý Lịch 2, Bầu Phụng, Cây Cầy, Bình Chánh. Xã có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 92,2%, dân tộc Châu-ro chiếm 4,2%, dân tộc Khơ Me chiếm 1,4%, dân tộc Mường chiếm 1,0%, dân tộc Tày 0,4%, dân tộc Hoa 0,4% và các dân tộc khác 0,4%.
Số lao động trong độ tuổi có 6.667 người, chiếm 56,5% tổng số dân của xã; trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tới 85%, còn lại là lao động trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ và công nhân viên của KBTTN và DT Vĩnh Cửu.
Trình độ văn hoá: Số người không biết chữ chiếm 26,1%; số trẻ em chưa đến tuổi đi học chiếm 26,1% và số người đọc thông viết thạo chiếm 47,8% và một số ít có trình độ phổ thông trung học, nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính [26].