KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 27 - 30)

3.1. Đặc điểm tự nhiên KBTTN và DT Vĩnh Cửu

KBTTN và DT Vĩnh Cửu có vị trí địa lý như sau: - Từ 11005’077’’ đến 11030’765’’vĩ độ Bắc

- Từ 132047’652’’ đến 139005’747’’kinh độ Đông

Phạm vi ranh giới: KBTTN và DT Vĩnh Cửu nằm ở phía Bắc sông Đồng Nai, trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm. Diện tích tự nhiên 68.173,6 ha.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

- Phía Nam giáp xã Trị An và hồ Trị An.

- Phía Đông giáp Vườnquốc gia Cát Tiên và hồ Trị An. - Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và Bình Dương.

3.1.2. Địa hình và đất đai

Nằm trong địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nambộ. Khu vực phía Bắc, phía Tây và một phần phía Đông địa hình gồm nhiều đồi dốc và thấp dần từ Bắc xuống Nam, về hai phía Đông, Tây. Độ cao lớn nhất 368 mét, thấp nhất 20 mét. Độ dốc lớn nhất 350, độ dốc bình quân 150. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống khe suối nhỏ đổ vào lòng hồ Trị An, sông MãĐà và sông Bé.

Có 3 nhóm đất chính:

- Nhóm đất Podzolit phát triển trên phù sa cổ,phân bố ven sông Đồng Nai, sông Mã Đà và ven hồ thủy điện Trị An, độ cao từ 80 – 100m. Đất có màu xám đến xám sáng, có thành phần cơ giới cát mịn pha thịt nhẹ đến trung bình, thoát nước, nghèo chất dinh dưỡng, dễ bị kết vonvà laterit hóa.

-Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, là loại đất chủ yếu và phổ biến trên khu vực, chiếm khoảng 2/3 diện tích KBT, phân bố ở độ cao từ 150–250m. Loại đất này có độ phì trung bình, tầng đấttrung bình, có tầng kết von chặt hoặc kết von giả hay sỏi kết.

- Nhóm đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan, có kết cấu thịt trung bình, tầng đất trung bình,độ phì cao tập trung tại vài khu đồi trongkhu vực,có độ cao khoảng 100m.

Nhìn chung, phần lớn diện tích đất trong vùng có tầng đất canh tác mỏng, kết von nhiều, nghèo chất dinh dưỡng, đặt biệt rất nghèo các nguyên tố vi lượng.

(Nguồn: Phân viện điều traqui hoạch rừng, 2000)

3.1.3. Khí hậuvà thủy văn

KBTTN và DT Vĩnh Cửu nằm trong vùng khí hậu Đông Nam Bộ. Hàng năm có hai mùa rõ rệt[26]:

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,lượng mưa chiếm từ 10 – 15% lượng mưa cả năm; lượng bốc hơi cao chiếm 64 – 67% lượng bốc hơi cả năm và nền nhiệt cao.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa chiếm từ 90% lượng mưa cả năm; nền nhiệtthấp.

Lượng mưa trong năm trung bình từ 2.000-2.800 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9. Nhiệt độ trung bình là 26,40C, cao nhất 380C vào tháng 4 và thấp nhất 220C vào tháng 1. Độ ẩm tương đối từ 80 - 82%. Hướng gió chính là Đông Bắc - Tây Nam.

Về hệ thống sông, suối: phía Bắc và Tây có suối Mã Đà là ranh giới của KBTTN và DT Vĩnh Cửu, đồng thời là ranh giới giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương, Bình Phước; nội bộ có các suối Sai, suối Linh, suối Dakinde, suối Sa Mách, suối Cây Sung, suối Rộp, suối Trao, suối Bà Hào.

Về hệ thống hồ: hồ Bà Hào, hồ Vườn Ươm, hồ thủy điện Trị An cung cấp điện cho các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phốHồ Chí Minh.

3.1.4. Tài nguyên rừng

KBTTN và DT VĩnhCửu có tổng diện tích tự nhiên là: 68.173,6 ha. Trong đó, rừng tự nhiên: 52.380,7 ha vớicác loại rừng chính sau[26]:

+ Rừng gỗ 44.255,9 ha.

+ Rừng hỗn giao gỗ- lồ ô (tre, nứa) 7.774,6 ha.

+ Rừng tre lồ ô 350,2 ha.

Rừng gỗ chiếm 89,7% tổng diện tích rừng tự nhiên, thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, tổ thành loài cây rất phong phú và đa dạng... Phần

diện tích còn lại là rừng hỗn giao tre lồ ô chiếm 10,3%, phân bố chủ yếu trong lâm phần của phân khu Vĩnh An.

Thảm thực vật rừng trong KBTTN và DT Vĩnh Cửu gồm các kiểu rừng và ưu hợp thực vật sau:

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

+ Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới

Rừng trồng: 4.307,0 ha.

+ Rừng trồng sản xuất: 1.083,5 ha. + Rừng trồng phòng hộ: 1.126,4 ha. + Rừng trồng sản xuất: 2.097,1 ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)