Sự tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 41 - 43)

- Tài nguyên động vật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.2. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp

Các đối tượng tham gia vào hoạt động lâm nghiệp của KBTTN và DT Vĩnh Cửu được xác định gồm 3 nhóm chính:

- Số hộ hợp đồng trồng rừng, chăm sóc rừnglà 241 hộ với diện tích 444.39 ha, nhiều nhất là ấp 1 (120 hộ, 255 ha) và ấp 2 (75 hộ, 116 ha). Các loài cây trồng là: Muồng; Dầu, Sao, Tràm, Xà cừ, Điều,Ươi.

- Số hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng là 15 hộ, đều là các hộ dân tộc Châu-ro (ấp Lý Lịch 1). Diện tích nhận khoán bảo vệ rừng: 3.059,6 ha.

- Số hộ là công nhân làm ở xưởng đũa gồm 179 hộ, trong đó có đến 135 công nhân xưởng đũa, có 54 công nhân người dân tộc bản địa.

Bảng 4.5a: Tổng hợp số hộ gia đình tham gia hoạt động lâm nghiệp

Đối tượng Số hộ

Hộ hợp đồng trồng rừngvàchăm sóc rừng 241

Hộ nhậnkhoán bảo vệ rừng 15

Hộ khai thác lô ôlàm nguyên liệu 32

Hộ khai thácsong mây 49

Hộlà công nhân viên KBTTN và DT Vĩnh Cửu 44

Hộlàcông nhân viên xưởng đũa 135

Tổng cộng 516

(Nguồn: UBND xã Phú Lý, 2008) Nhưvậy, qua thống kê của UBND xã, tổng cộng có 516 hộ gia đình có cuộc sống phụ thuộc ít nhiều vào TNR của KBTTN và DT Vĩnh Cửu.

- Con số 516 hộ so với tổng số hộ trong xã là một tỷ lệ nhỏ (20,2%), nhưng so với số hộ của 4 ấp điều tra làấp Lý lịch 1 (377 hộ), ấp 1 (368 hộ), ấp 2 (352 hộ) và ấp 4 (483hộ) thì tỷ lệ này là 33,6%. Như vậy có thể nói, số hộ sống ở gần rừng

có cuộc sống liên quan đến rừng chiếm 1/3 tổng số hộ của các ấp. Điều đó đã nói lên vai trò của rừng đối với đời sống của người dân nơi đây.

- Trong tổng số 516 hộ có liên quan đến rừng thì tỷ lệ số hộ tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp có tính chất tổ chức nhà nước chiếm tỷ lệ rất cao: hợp đồng trồng và chăm sóc (46,7%), làm ở xưởng đũa (26,2%). Điều đó chứng tỏrằng, một khi được huy động lao động và công việc có tínhổn định lâu dài thì người dân tham gia.

Qua điều tra 160 hộ ở các ấp Lý Lịch 1, Lý Lịch 2, và các ấp 1, 2, 3, 4, chúng tôi có kết quả và nhận xét sau đây.

Bảng 4.5b: Tổng số hộ điều travào rừng khai thácvà sử dụnglâm sản Mức độ tham gia của

hộ gia đình

Loại lâm sản sử dụng

Gỗ Củi Tre nứa LSNG

Không vào rừng (hộ) 105 71 96 2

Có vào rừng (hộ) 30 68 39 101

Không trả lời (hộ) 25 21 25 57

Tổngcộng 160 160 160 160

- Số hộ tham gia vào các hoạt độnglấy LSNG mà cụ thể là lấy măng, mây, mật ong,cây thuốc, rau rừngvà săn bắt động vật rừng chiếm tỷ lệ cao nhất (63,1%) do công việc phù hợp mọi lứa tuổi, chỉ có 2 hộ không vào rừng, số còn lại vì những lý do tế nhị mà không có câu trả lời rõ ràng.

- Số hộ vào rừng lấy gỗ chiếm tỷ lệ thấp nhất (18,7%), một mặt do công tác quản lý bảo vệ của đơn vị quản lý, mặt khác việc vận chuyển gỗ tiêu thụ đi nơi khác khó khăn, chủyếu sử dụng tại chỗ. Mặc dù người dân vẫn biết khai thác gỗ là phạm pháp nhưng con số này vẫn là điều thách thức với KBT.

- Số hộ vào rừng lấy củi hoặc khai thác tre nứa cũng khá thấp (13,1-15,6%), có lẽ liên quan đến sự tiện dụng của bếp ga, người dân tận dụng cành ngọn của sản phẩm khai thác rừng trồng, mặt khác là hàng tre nứa khó có khả năng tiêu thụ thành

hàng hóa do bất lợi trong việc vận chuyển, lợi nhuận thấp, chỉ khai thác cho tiêu dùng tại chỗ.

4.1.3. Các hình thức và mức độ tác động bất lợi của người dânBảng 4.6: Thống kê diện tích đấtnông lâmnghiệpxã Phú Lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)