Nâng cao vai trò của các bên liên quan đến bảo vệ TNR +Vai trò của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 87 - 90)

- Tài nguyên động vật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2.2. Nâng cao vai trò của các bên liên quan đến bảo vệ TNR +Vai trò của người dân

+Vai trò của người dân

Người dân sống gần rừng, nhất làđồng bào dân tộc bao đời gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng tác động vào rừng để cải thiện cuộc sống hàng ngày vừa là nguồn nhân lực tại chổ quan trọng có tính chất quyết định để thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, là lực lượng tại chổ tham giaPCCCR, diệt trừ sâu bệnh hại rừng; thông tin phát hiện kịp thời các vụ vi phạm vào rừng. Người dân cũng quyết định thay đổi các tập quán và tự kiểm soát các hoạt động của mình để bảo tồn TNR. Chính vì vậy người dân có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ rừng. Tiếp tục vận động tuyên truyền phát huy mặt tiêu cực vai trò của các tổ chức người dân như: Tổ quần chúng bảo vệ rừng; Hội Phụ nữ, Hội Cựuchiến binh, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên và các hộ gia đình, hạn chế mặt tích cực, lắng nghe tôn trọng ý kiến tham gia của người dân trong công tác bảo vệ rừng.

+Vai trò của chính quyền địa phương

- Chính quyền ấp: Ấp trưởng lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành các hoạt động của ấp về công tác QLBVR; là trung tâm giữa các cơquan chức năng, các tổ

chức xã hội, các hộ gia đình trong việc thực hiện công tácQLBVR.

- Chính quyền xã: Chủ tịch xã thực hiện trách nhiệm quản lý bảo vệ TNR theo theo Quyết định 245/CP về phân cấp quản lý TNR của Chính phủ. Lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi, kiểm tra công tácQLBVR của các ấp và Kiểm lâm địa bàn; chịu trách nhiệm quản lý các diện tích rừng trên địa bàn xã; là cầu nối giữa chính quyền cấp huyện, các cơquan liên quan vớicộng đồng dân cư ấp để thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR; xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLBVR theo thẩm quyền; giải quyết các mâu thuẩn giữa các ấp trong xã và các xã giáp ranh trong công tác QLBVR.

+ Vai trò của các cơquan quản lý nhà nước

- Hạt Kiểm lâm: Tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềQLBVR; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BVPTR; phối hợp UBND xã bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng, PCCCR rừng cho các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng; xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật BVPTR; xây dựng phương án PCCCR;; tổ chức nghiên cứu và hợp tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tácQLBVR.

- KBTTN và DT Vĩnh Cửu: trực tiếp quản lý bảo vệ TNR; chủ động phối hợp chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, nắm các đối tượng thường xuyên chặt phá, khai thác, lấn chiếm đất lâm nghiệp, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; hiểu rõ TNR ưu tiên các khu vực bảo vệ trọng điểm để xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ; chủ động phối hợp chính quyền địa phương để bàn bạc đầu tư kinh phí cho các chương trình tạo cơ hội việc làm cho người dân; hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn phát triển rừng; xây dựng các chính sách hưởng lợi khingười dân tham gia các hoạt động lâm nghiệp; giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho người dân trên nguyên tắc bảo vệTNR.

- Trạm khuyến nông huyện: Nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thị trường để có giải pháp giúp người dân nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi; tập huấn phổ biến các giống mới phù hợp điều kiện lập địa, phù hợp nhu cầu thị trường; cung cấp thông tin giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Xây dựng và tổ chức thực hiện qui ước bảo vệ rừng trong ấp đểmgười dân thực hiện, nội dung qui ước do người dân bàn bạc xây dựng phù hợp chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, tuân thủ qui định pháp luật của Nhà nước và phù hợp thuần phong mỹ tục, phù hợp tập quán tốt tại địa phương. Qui ước thông qua phòng Tư pháp huyện thẩm định và UBND huyện ra quyết định ban hành. Sau đó tổ chức hội nghị để ký kết thực hiện qui ước, bàn biện pháp tổ chức thực hiện qui ước, niêm yết công khai, phổ biến đến tận người dân nội dung qui ước, kiểm tra giám sát việc thực hiện.

Nội dung quiđịnh trách nhiệm và quyền lợi của người dân, những hành vi bị cấm nêu cụ thể dể hiểu, công tác phối hợp giữa các cộng đồng dân cư và giữa các người dân trong việc QLBVR.

Qua thực hiện qui ước hàng năm có tổng kết đánh giá việc thực hiện qui ước của các hộ gia đình từ đó có biện pháp giải quyết trên tinh thần cộng đồng có tác dụng giáo dục, ngăn chặn về lâu dài việc tác động trái phép của người dân địa phươngvào TNR.

Chương5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)