Xác định cơ cấu đất canh tác, khả năng đáp ứng lương thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 82 - 85)

- Tài nguyên động vật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1.1. Xác định cơ cấu đất canh tác, khả năng đáp ứng lương thực

Do điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội, cơ chế thị trường, trìnhđộ quảnlý dẫn đến cơ cấu phân phối đất canh tác rất không đều giữa các loại đất canh tác của nông hộ.Trong 3 loại đất lúa nước, hoa màu và lâm nghiệp thì số hộ không có đất cao hơn nhiều so với hộ có đất. Cụ thể số hộ có đất ở đất lúa nước chỉ chiếm 15% số hộ, ở đất hoa màu thì chiếm 25%sốhộ, loại đất vườn hộ phân bố đều hơn, số hộ có diện tích từ 1.000 đến 5.000 m2 chiếm nhiều nhất, số hộ không cóđất chiếm 13,8% sốhộvà số hộ có trên 15.000 m2chiếm 7,5%. Diện tích đất canh táctập trung ở đất lâm nghiệp và vườn hộ, ngược lại có quá ít ở đất hoa màu và đặc biệt là lúa nước. Vì vậy, việc thiếu lượng thực và thực phẩm là điều dễ hiểu đối vớicác hộthiếu đất.

Theo kết quả của bảng 4.23, có tới 85% số hộ không có đất canh tác lúa nước, chỉ có 2/160 hộ (chiếm 1,2%) có diện tích trên 1 ha cho canh tác lúa nước. Như vậy, diện tích đất nông nghiệp hầu như chỉ dành cho trồng màu hoặc cây ăn quả trong vườn hộ. Người dân phải chuyển sang các loại hình kinh doanh khác để kiếm tiền trang trải cho lượng lương thực hàng ngày.

Theo số liệu thống kêở bảng 4.24, chỉ có 5,6% số hộ có ý muốn tiếp tục đầu tư vào sản xuất lương thực bằng lúa nướclý do đất trồng lúa nước nhiểm phèn, hệ thống tiêu úng không tốt, việc trồng cây trong vườn hoặc chăn nuôi nói chung vẫn được người dân quan tâm hơn. Việc tăng thêm diện tích đất canh tác lúa nước và hoa màu là không thể thực hiện được do không có quỹ đất. Gỉai quyết vấnđề này là tăng thêm việc làm cho nhóm hộ nghèo và trung bình, tạo thêm nguồn nông sản hàng hóađể trao đổigiải quyết lương thực.

Thực tế tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu công tác bảo tồn chưa tạo được mối liện hệ chặt chẽ với người dân. Khi các hoạt độngcủa đơn vị quản lý tách rời với người dân dẫn đến mâu thuẩn. Nhà quản lý trong hoạt động của mình tranh thủ sự tham gia của người dân thì việc bảo tồn sẽ bền vững hơn, xóa bỏ sự đối lập giữa nhà quản lý và người dân, tạo điều kiện cho họ thu nhập chính đáng từ các hoạt động bảo tồn. Thực tiễn cho thấy những hộ nhận khoán trồng rừng, khoán bảo vệ rừng có trách nhiệm trong công tác BVPTR có hiệu quả. Thông qua các hoạt động bảo tồn cảithiệncuộc sống của người dân, giảm thiểu tác động trái phép vào rừng.

Các hoạt động liên quan tới giải pháp kinh tế của KBTTN và DT Vĩnh Cửu tạo điều kiện cho người dân tham gia vào công tác BVPTR từ 1995 đến 2008 như:

+ Hợp đồng trồng, chăm sóc rừng cho 241 hộ. Khoán bảo vệ rừngcho 15 hộ đồng bào dân tộc. Việc chỉ giải quyết 256 hộ tham gia trồng rừng và khoán bảo vệ rừng trong tổng số 2135 hộ dân của 6 ấp giáp rừng và gần rừng là con số chưađáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc làm so với khả năng của KBTTN và DT Vĩnh Cửu. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần huy động nhiều hơn số hộ dân tham gia vào các hoạt động của đơn vị nhằm tạo việc làm cho người dân giảm áp lực vào rừng.

+ Các hoạt động cần người dân tham gia là:

- Tiếp tục tạo cơhội cho người dân tham gia vào công tác trồng rừng trong chương trình 327,661, phục hồi cây bản địa đặc trưng Sao, Dầu.

- Tiếp tục mở rộng diện tích khoán bảo vệ rừng cho đối tượng là đồng bào dân tộc Châu-ro.

- Huy động người dân tham gia vào công tác PCCCR trong mùa khô hàng năm như: xây dựng đường băng cản lửa, tuần tra canh gác, tham gia các tổ đội quần chúng chữa cháy, tham gia chữa cháy… Các hoạt động này diễn ra trong mùa khô, là thời điểm nông nhàn của người dân thường vào rừng khai thác, săn bắt trái phép.

- Huy động người dân tham gia vào các hoạt động lâm sinh khác như gieo tạo cây con; tham gia vào các công trình xây dựng cơsở hạ tầng…

- Xây dựng mô hình vườn hộ nông lâm kết hợp theo hình thức vườn rừng, vườn nhà. Nghiên cứu các biện pháp lâm sinh, xây dựng hệ thống canh tác bền vững, chú trọng cây trồng cải tạo đất, cây đa mục đích, tăng tỷ trọng hàng hóa.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình trình diễn kinh tế vườn hộ cho người dân nhìn thấy rằng khai thác hợp lý tiềm năng sản xuất của đất tạo ra thu hút sự quan tâm của người dân trong việc đầu tư sản xuất. Khi thu nhập vườn hộ tăng lên, người dân giảm tác động trái phép vào TNR.

Các hoạt động trên góp phần giải quyết cơ bản các hộ dân thiếu đất canh tác, không có việc làm, thiếu vốn sản xuất, trìnhđộ văn hóa thấp, ít hiểu biết về kỹ thuật trồng trọt để nâng cao đời sống chohọ và có cơhội vượt nghèo.

4.4.1.2. Công tác khuyến nông, khuyến lâm

Theo những kết quả điều tra ở trên, có 46,3% trả lời có áp dụng các kỹ thuật sản xuất từ chương trình KNKL qua các hoạt động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; có 31,1% trả lời canh tác và chăn nuôi theo truyền thống; có 50,6% trả lời theo kinh nghiệm; có 31,9% học từ hàng xóm; có 38,1% học qua thông tin đại chúng. Kết quả áp dụng kỹ thuật mới đạt hiệu quả cao trong trồng cây ăn quả và cây lương thực là: Năng suất Mì là 25 tấn/ha, Điều 0,8-01 tấn/ha, Xoài 25 tấn/ha, Mía 60 tấn/ha. Sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng. Mì, Xoài, Điều sau thu hoạch bán cho thương lái; Mía cung cấp cho nhà máy đường La Ngà.

Những khó khăn mà hiện nay người dân gặp phải: thoát nước cho vùng trũng ngập; xử lý phèn cho diện tích trồng lúa nước; đào khoan giếng; làm kênh tưới; cách thức sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu; xây dựng mô hình canh tác có hiệu quả; cung cấp giống mới có năng suất cao cho chăn nuôi và trồng trọt; cải tạo vườn tạp; thiếu thông tin thị trường.

Nhu cầu lương thực là gạo chỉ giải quyết tại chổ 10% còn lại 90% gạo được cung cấp từ nơi khác dẫn đến giá gạo cao hơn giá thị trường do công vận chuyển và ép giá của thương lái. Nguyên nhân của vấn đề trên là diện tích trồng lúa nước chỉ có 15% (24/160 hộ) trồng lúa nước, sở dĩ có ít hộ trồng lúa nước vì năng suất không cao (3,5 tấn/ha), một số hộ có diện tích đất lúa nước đấp liếp để trồng xoài.

Giải quyết vấn đề này xây dựng hệ thống thủy lợi tiêu úng, xử lý phèn để tự cung cấp gạo cho địa phương một cách chủ động.

Xây dựng nông nghiệp thành sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp cải tạo vườn tạp, áp dụng giống mới, nắm bắt nhu cầu thị trường và là cầu nối tiêu thụ sản phẩm, giúp cho sản phẩm nông dân làm ra tiêu thụ được.

Tuy nhiên, yếu tố thị trường quyết định sự tồn tại của các loài cây trồng Những loài cây trồng không còn được ưa chuộng đang dần được chuyển sang loài cây khác. Hiện nay, thu nhập chủ yếu trong toàn xã là dựa vào các cây như Xoài, Mì,Điều. Hiện nay cây Cao su đang gia tăng trên địa bàn xã. Cây trồng Điều, Mía đang có khuynh hướng chuyển đổi sang các loại cây khác như Mì, Xoài, Cao su. Cây lúa vẫn được canh tác như do phụ thuộc vào nguồn nước mưa nên nhưng không đạt hiệu quả kinh tế. Một số diện tích đất lúa đang dần chuyển sang trồng khoai mì và cây lâu năm.

Khó khăn nhất hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá vật tư tăng cao nên chi phí sản xuất tăng, nên không mang lại lợi nhuận cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tại xã phủ lý, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)