Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến của các đối tượng phỏng vấn sâu về các đơn vị thực sự tham gia vào công tác YTTH năm học 2007 – 2008
Đối tượng phỏng vấn Đơn vị nào tham gia công tác YTTH năm học 2007 – 2008
Chuyên viên trung tâm y tế
dự phòng (TTYTDP)
- “Giáo dục từ chối: nói bận, không đi làm cùng y tế, có công văn liên ngành mời, họ từ chối vì bận” - “Thực sự chỉ có y tế tham gia vào y tế trường học, và phải đối mặt với sức khỏe học sinh”
- “Không có chính quyền đoàn thể nào giúp, chỉ có y tế làm”
Chuyên viên Sở giáo dục đào tạo (GD-ĐT)
- “Y tế địa phương: trạm y tế, bệnh viện huyện….” Lãnh đạo TTYTDP huyện - “Y tế/ ngoài ra không có”
Chuyên viên phòng GDĐT huyện
- “Y tế dự phòng huyện, Trạm y tế xã” Trạm trưởng TYT xã - “Y tế, chính quyền xã, Trường học” Lãnh đạo trường THCS - ‘Y tế địa phương là chính’
Lãnh đạo trường tiểu học - “Văn hoá xã hội, Phòng giáo dục, TTYT huyện, Phòng BHYT”
Giáo viên trường THPT - “Bệnh viện, TTYTDP huyện, huyện đội, Nhà trường”
Giáo viên trường THCS - “Bệnh viện, y tế, trạm xá. Nhà trường” Giáo viên trường TH - “Y tế, uỷ ban, trường”
Cán bộ YTTH trường THPT - “Chưa có đơn vị nào tham gia”
Cán bộ YTTH trường THCS - “Y tế xã, huyện: kiểm tra, giúp khám sức khỏe định kì, tuyên truyền khi có dịch, nhận bệnh nhân”
- “Không ban ngành, đoàn thể nào tham gia” Cán bộ YTTH trường TH - “Không có”
Kết quảở bảng trên cho thấy các ý kiến đều thống nhất là rất ít có ban ngành
đoàn thể nào tham gia vào công tác y tế trường học (trừ văn hóa xã hội, phòng BHYT, ủy ban). Công tác y tế trường học mới chủ yếu do “y tế địa
63
phương” là chính. Cá biệt có ý kiến còn cho rằng chưa có đơn vị nào tham gia vào công tác YTTH (bảng 3.13).
Kết quả phỏng vấn sâu với các đối tượng cho thấy sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác YTTH còn nhiều khó khăn. Đa số các ý kiến đều thống nhất hiện tại chỉ có ngành y tế, nhà trường là tham gia chủ yếu vào công tác YTTH, còn chính quyền, đoàn thể ít tham gia. Các đối tượng cũng cho biết ngành y tế tham gia khám sức khỏe cho học sinh, tiêm phòng (trạm y tế xã), cấp cứu và khám chữa bệnh cho học sinh (bệnh viện), phối hợp và tham gia công tác vệ sinh môi trường tại trường học (đội Y tế dự phòng) còn ngành giáo dục chủ yếu tổ chức, phối hợp cụ thể bằng các văn bản, chỉ đạo. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chưa có sự liên hệ giữa trường học với y tế địa phương, đặc biệt là y tế xã trong công tác YTTH. Chi tiết sự tham gia của ngành giáo dục, y tế, chính quyền đoàn thể, phụ huynh và học sinh được trình bày trong phụ lục 2.7 (kết quả phân tích định tính-trang 191-192)
Khi được hỏi cấp huyện có văn bản hướng dẫn về cơ chế phối hợp giữa các ngành trong công tác YTTH không, cả phòng giáo dục và đào tạo, TTYTDP
đều có trình bày và liệt kê các hướng dẫn về cơ chế phối hợp (bảng 3.14)
Bảng 3.14. Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp hoạt động YTTH cấp huyện năm học 2007 – 2008 (ví dụ của tỉnh Phú Thọ) Nơi cung cấp thông tin Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp Phòng GD-ĐT huyện 1. Phòng GD&ĐT-BHXH-Phòng y tế: Kế hoạch thực hiện công tác y tế học đường và triển khai BHYT năm học 2007-2008
2. Phòng y tế: Công tác y tế học đường năm học 2007-2008
3. TTYTDP: Hợp đồng trách nhiệm thực hiện công tác YTTH năm học 2007-2008
TTYTDP huyện 1. Hợp đồng trách nhiệm giữa TTYTDP huyện với phòng GD huyện
2. Quản lý sức khỏe học sinh (phối hợp giữa TTYTDP huyện, trạm y tế, nhà trường)
Kết quả ở bảng trên cho thấy các văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp chủ
yếu là giữa ngành giáo dục và ngành y tế (cụ thể là TTYTDP và phòng y tế). Tuy nhiên các hoạt động phối hợp mới chủ yếu dừng ở hai hoạt động là
64
BHYT học sinh (văn bản số 1, bảng 2) hoặc hợp đồng trách nhiệm quản lý sức khỏe học sinh (văn bản số 3). Một lần nữa kết quả cho thấy chưa có sự