Thực trạng hoạt động YTTH 41

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 41)

3.1.1. Điều kiện pháp lý

Các văn bản liên quan đến y tế trường học gồm 4 nhóm văn bản, đó là 1) các văn bản pháp lý về hoạt động YTTH và phối hợp liên ngành, 2) văn bản pháp lý về biên chế YTTH, 3) văn bản pháp lý về kinh phí thực hiện và 4) văn bản hướng dẫn thực hiện. Phần sau đây trình bày nội dung chính của một số văn bản chính có liên quan đến 4 nhóm này (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Một số văn bản chính về y tế trường học

Tên/nội dung văn bản Nội dung chính về YTTH a. Về hoạt động và phối hợp liên ngành

Quyết định số 14/2001-QĐ- BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy chế Giáo dục Thể chất và Y tế trường học

Hoạt động Y tế trường học bao gồm

Thông tin, truyền thông, giáo dục về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên Phòng chống các bệnh học đường, các bệnh truyền nhiễm, các tai nạn và thương tích, phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội khác

Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động cứu trợ, bảo vệ môi trường, an toàn cuộc sống và công tác từ thiện nhân đạo

Quy định nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ YTTH

Quy định nhiệm vụ và quyền lợi của học sinh sinh viên, giáo viên thể dục thể thao, tổ chức và quản lý chỉđạo công tác YTTH

Chỉ thị về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học (23/2006/CT-TTg): qui định vai trò cụ thể của từng Bộ trong việc thực hiện hoạt động YTTH và sự phối hợp của các ủy ban nhân dân tỉnh

Bộ Y tế: đề xuất văn bản, tiêu chuẩn, kiểm tra, đánh giá, đề xuất biện pháp, đào tạo

Bộ Giáo dục, Bộ Lao động và thương binh xã hội: bố trí cán bộ YTTH (biên chế, điều kiện làm việc), tuyên truyền vận động

Bộ nội vụ: ban hành định mức biên chế và chính sách đối với cán bộ y tế trong các trường học

Bộ kế hoạch đầu tư: xây dựng kế hoạch tổng thể

Bộ tài chính: bảo đảm và hướng dẫn việc sử dụng kinh phí dành cho hoạt động y tế

Bảo hiểm y tế VN: tổ chức thực hiện BHYT học sinh

Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác y tế trong các trường học về Bộ Y tế

42

Quyết định ban hành quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (73/2007/QĐ- BGDĐT)

Qui định mục đích, nội dung hoạt động, điều kiện đảm bảo tại các trường phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học) và tổ chức thực hiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: 1) chỉ đạo triển khai thực hiện công tác y tế trường học, 2) thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về công tác y tế trường học do Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện ngành giáo dục, ngành y tế và một số ban, ngành, đoàn thể khác, 3) tăng cường điều kiện thực hiện và 4) kiểm tra giám sát

Sở và phòng giáo dục-đào tạo: phối hợp thực hiện các hoạt động YTTH và trực tiếp kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường trên địa bàn thực hiện

Hiệu trưởng: tổ chức thực hiện các hoạt động

b. Về biên chế YTTH

Thông tư hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở GD phổ thông công lập (35/2006/TTLT)

Áp dụng đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học công lập Biên chế cán bộ YTTH từ 1-2 tùy theo loại trường (hạng 1,2,3), bậc học (tiểu học, THCS và THPT) và số lượng lớp học. Cán bộ YTTH thuộc nhóm công tác văn phòng

Bộ Nội vụ: hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các giám đốc sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ, sở tài chính xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định

Kinh phí: từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tư hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập (59/2008/TT)

Áp dụng đối với các trường, lớp chuyên biệt sau đây: Trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật

Biên chế cán bộ YTTH từ 1-2 tùy theo loại trường và qui mô học sinh. Cán bộ YTTH thuộc nhóm công tác văn phòng

Bộ Nội vụ: hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các giám đốc sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ, sở tài chính xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định

Kinh phí: từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách

43

Thông tư hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học

(14/2007/TT)

Áp dụng cho các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục

Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học (từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hàng năm, từ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện, nguồn tài trợ và các khoản thu hợp pháp khác) và các khoản chi cho công tác y tế trường học

Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện (22/2005/TTLT)

Kinh phí dành cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng 20% quỹ KCB BHYT tự nguyện tính trên số thu BHYT tự nguyện của học sinh, sinh viên nhà trường. Số kinh phí này được chuyển cho nhà trường để chăm sóc sức khoẻ ban đầu và hỗ trợ thực hiện một số nội dung giáo dục sức khoẻ cho học sinh, sinh viên theo hướng dẫn của liên Bộ Y tế- Giáo dục & Đào tạo về công tác y tế trường học. Nhà trường có trách nhiệm quản lý, sử dụng số kinh phí này theo hướng dẫn của cơ quan BHXH và được quyết toán định kỳ vào cuối năm tài chính

4. Về văn bản hướng dẫn thực hiện công tác YTTH

Thông tư về hướng dẫn khám sức khỏe (13/2008/TT-BYT)

Hướng dẫn thực hiện khám sức khỏe cho học sinh tại các trường phổ thông

Thông tư liên tịch hướng dẫn công tác đảm bảo VSATTP trong các cơ sở giáo dục (08/2008/TTLB/BYT-BGDĐT)

Hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo VSATTP trong các cơ sở giáo dục

Quyết định số 1221/2008/YT về việc ban hành Danh mục TTB, thuốc thiết yếu dùng trong các phòng y tế của các trường tiểu học, THCS, THPT và THPT có nhiều cấp bậc.

Hướng dẫn danh mục TTB, thuốc thiết yếu dùng trong các phòng y tế

Nhìn chung các văn bản đã có đủ điều kiện để thực hiện hoạt động YTTH bao gồm ai chỉ đạo, ai thực hiện, điều kiện thực hiện, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, báo cáo và kinh phí thực hiện. Theo Chỉ thị 23/2006/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai công tác YTTH do rất nhiều Bộ, ngành tham gia trong đó Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính về chuyên môn,

đào tạo và kiểm tra còn Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về điều kiện thực hiện, con người thực hiện, kinh phí hoạt động, triển khai hoạt động và kiểm tra đôn đốc. Tuy nhiên, trong các văn bản này, một số điểm còn khó áp dụng trên thực tế. Thứ nhất, nhân viên YTTH được xếp vào Biên chế

viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, văn phòng (kiêm thủ quĩ, kiêm các công việc khác) theo quyết định 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV chứ

không được xếp vào cán bộ y tế chuyên trách riêng. Hơn nữa, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ

YTTH (theo quyết định số 14/2001-QĐ-BGD&ĐT có quy định 8 nhiệm vụ

và 6 quyền lợi của cán bộ y tế trường học đã trình bày ở phần tổng quan nhưng các nhiệm vụ và quyền lợi này chưa đáp ứng với tình hình thay đổi và

44

nhu cầu thực tế). Điều này thể hiện trên thực tế các trường đã bố trí người phụ trách công tác YTTH nhưng họ dành nhiều thời gian vào các hoạt động khác (đúng như trong quyết định) chứ không dành cho hoạt động YTTH. Thứ hai, sự phối hợp liên ngành trong công tác YTTH chưa rõ ràng. Ví dụ: chỉ có UBND, giáo dục, sơ kết và báo cáo kết quả YTTH theo qui định (73/2007/QĐ-BGDĐT). Thứ 3, tỷ lệ % kinh phí dành cho YTTH chưa cụ

thể. Ví dụ, trong Thông tư hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học (14/2007/TT) qui định “Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học (từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hàng năm, từ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện, nguồn tài trợ và các khoản thu hợp pháp khác) và các khoản chi cho công tác y tế trường học” nhưng không nói rõ kinh phí dành cho hoạt động YTTH là bao nhiêu % trong tổng số ngân sách chi hàng năm.

3.1.2. Điều kiện thực hiện YTTH: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Điều kiện thực hiện hoạt động YTTH tại 27 trường phổ thông nghiên cứu tại 3 tỉnh Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai CS TT ĐB MN TT ĐB MN TT ĐB MN PYT riêng 2/3 1/3 0/3 2/3 1/3 1/3 3/3 1/3 2/3 ĐủTTB 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 1/3 0/3 Đủ thuốc thiết yếu 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 1/3 0/3 Vật liệu truyền thông 1/3 1/3 0/3 0/3 0/3 0/3 1/3 1/3 0/3 Hướng dẫn thực hiện 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 1/3 0/3

Bảng trên trình bày điều kiện thực hiện hoạt động y tế trường học tại 27 trường phổ thông tại 3 tỉnh nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện thực hiện hoạt động YTTH tại các trường phổ thông rất hạn chế. Mặc dù 13/27 trường có phòng y tế riêng nhưng chỉ có 1-2 trường có đủ các điều kiện khác theo qui định để thực hiện hoạt động YTTH như đủ trang thiết bị

45

4/27 trường có tài liệu truyền thông nhưng chỉ có 1 trường (THPT Long Thành-huyện Long Thành-tỉnh Đồng Nai) có sưu tầm tài liệu truyền thông về phòng chống bệnh học đường (cận thị) còn không có trường nào có tài liệu về vấn đề này. Kết quả quan sát cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu khi các đối tượng đều cho rằng tuy phòng y tế của trường học đã có tuy nhiên diện tích còn chặt hẹp và sơ sài. Đa số cán bộ và giáo viên các trường học cũng cho biết thuốc men và dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh cũng còn thiếu. Nhìn chung các điều kiện cho việc thực hiện công tác YTTH ở tất cả các trường còn hạn chế.

Chi tiết kết quả quan sát điều kiện cơ sở vật chất của từng trường nghiên cứu tại từng tỉnh được trình bày ở phụ lục 2.6- trang 161

46

Bảng 3.3: Kinh phí cho công tác YTTH tại 3 tỉnh nghiên cứu

Phú Thọ Năm Số tiền % tăng hàng năm Quảng Bình Đồng Nai 2004 491 181 000 đ - 2005 542 245 000 đ 10% 2006 683 336 000 đ 26% 2007 718 681 000 đ 5% 2008 835 336 000 đ 16% Năm 2008: 800.000.000 đ Không có SL

Bảng trên trình bày nguồn kinh phí dành cho các hoạt động YTTH trong năm năm trở lại đây tại 3 tỉnh nhưng chỉ có số liệu báo cáo của tỉnh Phú Thọ, tỉnh Quảng Bình chỉ có năm 2008 (theo báo cáo tổng kết của hội nghị

sơ kết hai năm thực hiện chỉ thị số 23/2006/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác y tế trường học) còn tỉnh Đồng Nai không có số

liệu báo cáo. Kết quả cho thấy số tiền dành cho các hoạt động này tại tỉnh Phú Thọ có tăng theo năm học. Tuy nhiên mức tăng này không đồng đều theo các năm, dao động từ 5% tới 26%. Ngân sách bình quân cho một học sinh năm học 2006-2007 là 3000 đồng. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thì nguồn kinh phí này chủ yếu từ tiền trích lại BHYT và bảo hiểm thân thể của học sinh về cho các trường.

Trên thực tế, qua phỏng vấn sâu các trường thì nguồn kinh phí dành cho công tác YTTH tại 3 trường nghiên cứu chưa có, chủ yếu trích từ nguồn ngân sách BHYT và nguồn ngân sách này chủ yếu để mua thuốc cho học sinh

3.1.3. Nhân lực thực hiện:

Bảng 3.4: Nhân lực thực hiện công tác YTTH qua thu thập số liệu có sẵn

Nguồn số liệu Phú Thọ Quảng Bình Đồng Nai Tuyến tỉnh 15,2% chuyên trách 84,8% kiêm nhiệm Không có SL Không có SL Huyện thành thị

Không có SL 100% kiêm nhiệm 9,1% chuyên trách 83,3% kiêm nhiệm 7,6% hợp đồng Huyện đồng bằng 93% kiêm nhiệm 7% hợp đồng

100% kiêm nhiệm 100% kiêm nhiệm Huyện miền

núi

41,9% chuyên trách 41,9% kiêm nhiệm

47

17,2% hợp đồng 84,4% kiêm nhiệm Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy nhân lực thực hiện công tác YTTH tại các trường học được các tỉnh và huyện báo cáo chủ yếu là kiêm nhiệm. Số cán bộ chuyên trách làm công tác YTTH tại các trường học được báo cáo nhiều nhất ở tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Quảng Bình theo số liệu báo cáo không có cán bộ chuyên trách nào về YTTH tại các trường học.

0% 20% 40% 60% 80% 100% Thành thị (n=136) Đồng bằng (n=146) Miền núi (n=73) Chung (n=355) Chuyên trách Kiêm nhiệm Hợp đồng Khác

Hình 3.1: Phân bố loại cán bộ YTTH nghiên cứu

Chi tiết phân bố loại cán bộ YTTH từng tỉnh nghiên cứu được trình bày ở

bảng 2-phụ lục 2.4- trang 100. Hình trên trình bày phân bố loại cán bộ

YTTH đã tham gia nghiên cứu này tại 3 tỉnh. Kết quả cho thấy số cán bộ

kiêm nhiệm chiếm nhiều nhất (chiếm 71% tổng số, cao nhất ở đồng bằng chiếm 89,7%). Tỷ lệ % cán bộ chuyên trách về YTTH rất thấp (chiếm 5.9% tổng số). Có sự khác biệt về phân bố loại cán bộ YTTH theo vùng (thành thị,

đồng bằng và miền núi) trong đó số cán bộ hợp đồng về YTTH ở thành thị

cao hơn hẳn so với các vùng còn lại (29,4% so với 4,8% và 9,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 0,05.

48 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Thành thị (n=136) Đồng bằng (n=146) Miền núi (n=73) Chung )n=355) Sư phạm Y Khác (văn phòng, kế toán, thư viện…) Hình 3.2: Phân bố trình độ cán bộ y tế trường học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình trên trình bày phân bố trình độ 355 cán bộ y tế trường học tham gia vào nghiên cứu này. Tỷ lệ cán bộ YTTH có chuyên môn y rất thấp, chỉ có 20,6% tổng số. Đặc biệt trong 73 cán bộ có chuyên môn y thì chỉ có 1 BS đa khoa, 12 cán bộ có trình độ trung cấp Y, 30 y sỹ đa khoa & sản nhi còn lại là dược tá, nữ hộ sinh, sơ cấp, y tá. Có sự khác biệt về tỷ lệ cán bộ YTTH có chuyên môn y theo vùng trong đó tỷ lệ này cao nhất ở thành thị (33,1%) và thấp nhất ởđồng bằng (9,6%) với p<0,05. Đặc biệt tại miền núi có tới 35,6% cán bộ YTTH có trình độ khác như kế toán, văn phòng, thủ quĩ (chi tiết xem

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 41)